Giải câu hỏi trang 53 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức
Người ta bắn một viên bi với vận tốc ban đầu 4 m/s theo phương xiên 450 so với phương nằm ngang. Coi sức cản của không khí là không đáng kể.
1. Tính vận tốc của viên bi theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng tại các thời điểm: bắt đầu bắn, sau 0,1 s và sau 0,2 s.
2.
a) Viên bi đạt tầm cao H vào lúc nào?
b) Tính tầm cao H.
c) Gia tốc của viên bi ở tầm cao H có giá trị bằng bao nhiêu?
3.
a) Vận tốc của viên bi có độ lớn cực tiểu ở vị trí nào?
b) Viên bi có vận tốc cực tiểu vào thời điểm nào?
4.
a) Khi nào thì viên bi chạm sàn?
b) Xác định vận tốc của viên bi khi chạm sàn.
c) Xác định tầm xa L của viên bi.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
Hướng dẫn giải
1.
+ Vận tốc ban đầu của vật tính theo phương ngang: \({v_{0x}} = {v_0}.\cos \alpha \)
+ Vận tốc ban đầu của vật tính theo phương thẳng đứng: \({v_{0y}} = {v_0}.\sin \alpha \)
+ Vận tốc theo phương ngang không thay đổi
+ Vận tốc của vật theo phương thẳng đứng sau thời gian t: \({v_y} = {v_{0y}} - gt\)
2. Biểu thức tính tầm cao H: \(H = \frac{{v_{0y}^2}}{{2.g}}\)
+ Thời gian vật đạt tầm cao H: \(t = \frac{{{v_{0y}}}}{g}\)
+ Gia tốc của viên bi ở tầm cao H: a = g
3. Vận tốc của viên bi có độ lớn cực tiểu ở vị trí tầm cao H
4.
+ Thời gian vật rơi xuống đất: \(t = \frac{{2.{v_{0y}}}}{g}\)
+ Vận tốc của viên bi khi chạm sàn: \(v_y^2 = v_{0y}^2 + 2gh\)
+ Tầm xa L: \(L = \frac{{v_0^2.{{\sin }^2}2\alpha }}{g}\)
Lời giải chi tiết
1.
- Vận tốc ban đầu của viên bi theo phương ngang: \({v_{0x}} = {v_0}.\cos \alpha = 4.\cos {45^0} = 2\sqrt 2 (m/s)\)
- Vận tốc ban đầu của viên bi theo phương thẳng đứng: \({v_{0y}} = {v_0}.\sin \alpha = 4.\sin {45^0} = 2\sqrt 2 (m/s)\)
- Vận tốc của viên bi theo phương ngang sau 0,1 s và sau 0, 2 s là \({v_{0x}} = 2\sqrt 2 m/s\)
- Vận tốc của viên bi theo phương thẳng đứng sau 0,1 s là: \({v_y} = {v_{0y}} - gt = 2\sqrt 2 - 9,8.0,1 \approx 1,85(m/s)\)
- Vận tốc của viên bi theo phương thẳng đứng sau 0,2 s là: \({v_y} = {v_{0y}} - gt = 2\sqrt 2 - 9,8.0,2 \approx 0,87(m/s)\)
2.
a) Thời gian viên bi đạt tầm cao H: \(t = \frac{{{v_{0y}}}}{g} = \frac{{2\sqrt 2 }}{{9,8}} \approx 0,29(s)\)
b) Tầm cao H là: \(H = \frac{{v_{0y}^2}}{{2.g}} = \frac{{{{(2\sqrt 2 )}^2}}}{{2.9,8}} \approx 0,4(m)\)
c) Gia tốc của viên bi ở tầm cao H là: a = g = 9,8 (m/s2 )
3.
a) Vận tốc của viên bi có độ lớn cực tiểu ở vị trí tầm cao H = 0,4 m
b) Viên vi có vận tốc cực tiểu vào thời gian: t = 0,29 s
4.
a) Thời gian viên bi chạm mặt sàn là: \(t = \frac{{2.{v_{0y}}}}{g} = \frac{{2.2\sqrt 2 }}{{9,8}} \approx 0,58(s)\)
b) Vận tốc của viên bi khi chạm đất là:
\(\begin{array}{l}v_y^2 = v_{0y}^2 + 2gh\\ \Rightarrow {v_y} = \sqrt {v_{0y}^2 + 2gh} = \sqrt {{{(2\sqrt 2 )}^2} + 2.9,8.0,4} \approx 4(m/s)\end{array}\)
c) Tầm xa của viên bi là:
\(L = \frac{{v_0^2.{{\sin }^2}2\alpha }}{g} = \frac{{{{(2\sqrt 2 )}^2}.{{\sin }^2}{{90}^0}}}{{9,8}} \approx 0,82(m)\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L
bởi ngọc trang 23/11/2022
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Giải câu hỏi 2 trang 51 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải câu hỏi 3 trang 51 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.1 trang 19 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.2 trang 19 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.3 trang 19 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.4 trang 19 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.5 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.6 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.7 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.8 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.9 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.10 trang 20 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.11 trang 21 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.12 trang 21 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Bài tập 12.13 trang 21 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT