Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 32 Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 123 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
1. Lực nào sau đây làm cái tẩy chuyển động tròn?
- Trọng lực tác dụng lên cái tẩy.
- Lực cản của không khí.
- Lực căng dây hướng vào tâm quỹ đạo của cái tẩy.
2. Nếu cái tẩy đang chuyển động mà ta buông tay ra thì:
- Cái tẩy tiếp tục chuyển động tròn.
- Cái tẩy sẽ rơi xuống đất theo phương thẳng đứng.
- Cái tẩy văng theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo theo hướng vận tốc tại điểm đó.
3. Lực nào duy trì chuyển động tròn của Trái Đất xung quanh Mặt Trời?
-
Giải câu hỏi 2 trang 123 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Tìm thêm ví dụ về lực hướng tâm.
-
Giải câu hỏi 1 trang 124 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Tính gia tốc hướng tâm của một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất với bán kính quỹ đạo là 7 000 km và tốc độ 7,57 km/s.
-
Giải câu hỏi 2 trang 124 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Tính gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất (coi Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất). Biết khoảng cách từ Mặt Trăng đến tâm Trái Đất là 3,84.108 m và chu kì quay là 27,2 ngày.
-
Giải câu hỏi 3 trang 124 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kim phút của một chiếc đồng hồ dài 8 cm. Tính gia tốc hướng tâm của đầu kim.
-
Hoạt động 1 trang 125 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vẽ hợp lực của lực căng dây \(\overrightarrow T \)và trọng lực \(\overrightarrow P \), từ đó xác định lực hướng tâm trong Hình 32.4
-
Giải câu hỏi 1 trang 125 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Trong trường hợp ở Hình 32.4, dây dài 0,75 m.
a) Bạn A nói rằng: “Tốc độ quay càng lớn thì góc lệch của dây so với phương thẳng đứng cũng càng lớn”. Hãy chững minh điều đó.
b) Tính tần số quay để dây lệch góc α = 600 so với phương thẳng đứng, lấy g = 9,8 m/s2 .
-
Giải câu hỏi 2 trang 125 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 32.5 mô tả một vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất.
a) Lực nào là lực hướng tâm?
b) Nếu vệ tinh trên là vệ tinh địa tĩnh (nằm trong mặt phẳng xích đạo của Trái Đất và có tốc độ góc bằng tốc độ góc tự quay của Trái Đất quanh trục của nó). Hãy tìm gia tốc hướng tâm của vệ tinh. Cho gần đúng bán kính Trái Đất là 6 400 km và độ cao của vệ tinh so với mặt đất bằng 35 780 km.
-
Hoạt động 2 trang 125 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 32.6 mô tả ô tô chuyển động trên quỹ đạo tròn trong hai trường hợp: mặt đường nằm ngang (Hình 32.6a) và mặt đường nghiêng góc θ (Hình 32.6b). Hãy thảo luận và cho biết:
a) Lực nào là lực hướng tâm trong mỗi trường hợp.
b) Lí do để ở các đoạn đường cong phải làm mặt đường nghiêng về phía tâm.
c) Tại sao các phương tiện giao thông phải giảm tốc khi vào các cung đường tròn?
-
Giải Bài tập 32.1 trang 60 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?
A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
B. Độ lớn của gia tốc a = \(\frac{v^{2}}{R}\) với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.
C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.
D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.
-
Giải Bài tập 32.2 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong chuyển động tròn đều
A. vectơ vận tốc luôn không đổi, do đó gia tốc bằng 0.
B. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương tốc độ.
C. phương, chiều và độ lớn của vận tốc luôn thay đổi.
D. gia tốc hướng vào tâm quỹ đạo, độ lớn tỉ lệ với bình phương tốc độ góc.
-
Giải Bài tập 32.3 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính r = 100 cm với gia tốc hướng tâm an = 4 cm/s\(^{2}\). Chu kì T của chuyển động vật đó là
A. 8\(\pi \) (s).
B. 6\(\pi \) (s).
C. 12\(\pi \) (s).
D. 10\(\pi \) (s).
-
Giải Bài tập 32.4 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính của Trái Đất là 6380 km. Tốc độ và gia tốc hướng tâm của vệ tinh là
A. 7 792 m/s ; 9,062 m/s2.
B. 7 651 m/s ; 8,120 m/s2.
C. 6 800 m/s ; 7,892 m/s2.
D. 7 902 m/s ; 8,960 m/s2.
-
Giải Bài tập 32.5 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:
A. \(F_{ht}=m\omega ^{2}r\)
B. \(F_{ht}=\frac{mr}{\omega }\)
C. \(F_{ht}=r\omega ^{2}\)
D. \(F_{ht}=m\omega ^{2}\)
-
Giải Bài tập 32.6 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
A. giảm 8 lần.
B. giảm 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. không thay đổi.
-
Giải Bài tập 32.7 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 0,13 N.
B. 0,2 N.
C. 1,0 N.
D. 0,4 N.
-
Giải Bài tập 32.8 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ là 3 m/s và có tốc độ góc là 10 rad/s. Tính gia tốc hướng tâm của vật đó.
-
Giải Bài tập 32.9 trang 61 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 36 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Tính gia tốc hướng tâm của xe.
-
Giải Bài tập 32.10 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 50 m với tốc độ 72 km/h. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu).
-
Giải Bài tập 32.11 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật nhỏ khối lượng 200 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Tính độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật.
-
Giải Bài tập 32.12 trang 62 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ở độ cao bằng một nửa bán kính của Trái Đất có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở mặt đất là g = 10 m/s\(^{2}\) và gia tốc rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất là \(g_{h}=\frac{R^{2}}{\left (R+h \right )^{2}}g\); bán kính của Trái Đất là 6400 km. Tính tốc độ của vệ tinh.