Nội dung Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng Chương 7 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo bao gồm các kiến thức về động lượng, các định luật bảo toàn động lượng, .... Để giúp các em có thể tìm hiểu các kiến thức này một cách dễ dàng HOC247 xin giới thiệu bài giảng dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Động lượng
a. Thí nghiệm
Xét thí nghiệm như Hình18.2: Lần lượt thả từng viên bi nhỏ có cùng hình dạng và kích thước nhưng có khối lượng khác nhau (một viên bằng sắt và một viên bằng thuỷ tỉnh) từ cùng một độ cao trên mặt phẳng nghiêng nhẫn, không vận tốc ban đầu. Sau đó, thả một trong hai viên bi từ hai độ cao khác nhau, không vận tốc ban đầu. Trong từng trường hợp, ta đặt một khúc gỗ nhỏ tại chân mặt phẳng nghiêng.
b. Khái niệm động lượng
- Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng. - Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật: \(\vec p = m.\vec v\) - Trong hệ SI, động lượng có đơn vị là kg.m/s |
---|
Lưu ý:
- Động lượng là một đại lượng vecto có hướng cùng với hướng của vận tốc.
- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó
1.2. Định luật bảo toàn động lượng
a. Khái niệm hệ kín
- Một hệ được xem là hệ kín khi hệ đó không có tương tác với các vật bên ngoài hệ. - Ngoài ra, khi tương tác các vật bên ngoài hệ lên hệ bị triệt tiêu hoặc không đáng kể so với tương tác giữa các thành phần của hệ, hệ vẫn có thể được xem gần đúng là hệ kín. |
---|
Tên lửa chuyển động có thể xem là hệ kín | Va chạm của các viên bi da được xem là hệ kín |
b. Thí nghiệm khảo sát định luật bảo toàn động lượng
* Mục đích: Khảo sát động lượng của hệ vật trước và sau khi xảy ra tương tác, từ đó chứng minh động lượng của hệ đang xét không đổi.
* Dụng cụ:
- Đệm không khí (1).
- Hai tấm chắn cổng quang điện (2).
- Miếng dính (3).
- Hai xe trượt (4) và một số quả nặng để thay đổi khối lượng của xe.
- Hai cổng quang điện (5) được nối với hai đồng hồ đo thời gian hiện số (6) (có độ chính xác đến 1 ms).
- Thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1mm
- Cân có độ chính xác đến 0,1 g để xác định khối lượng m của mỗi xe và của mỗi quả nặng.
* Tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Gắn miếng dính vào đầu của xe 1. Gắn 2 tấm chắn cổng quang điện lên mỗi xe.
- Bước 2: Đo tổng khối lượng của xe 1 và xe 2 sau khi đã gắn miếng dính và tấm chắn cổng quang điện, ghi vào bảng số liệu như gợi ý trong Bảng 18.1.
- Bước 3: Giữ xe 2 đứng yên, đẩy cho xe 1 chuyển động đến va chạm với xe 2.
- Bước 4: Đo thời gian hai xe đi qua cổng quang điện trước và sau va chạm.
Lưu ý: Vectơ động lượng của nhiều vật bằng tổng các vectơ động lượng của các vật đó.
c. Định luật bảo toàn động lượng
Động lượng của một hệ kín luôn bảo toàn: \(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... + \overrightarrow {{p_n}} = \overrightarrow {{p_1}} ' + \overrightarrow {{p_2}} ' + ... + \overrightarrow {{p_n}} '\) |
---|
Trong đó:
\({{\vec p}_1},{{\vec p}_2},...,{{\vec p}_n}\) lần lượt là động lượng của vật 1, vật 2,…, vật n trước khi xảy ra tương tác
\({\overrightarrow {{p_1}} ^\prime },{\overrightarrow {{p_2}} ^\prime },{\overrightarrow {{p_3}} ^\prime }\) lần lượt là động lượng của vật 1, vật 2,…, vật n sau khi xảy ra tương tác
d. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng
Ví dụ: Một nữ phi hành gia khi đang thực hiện nhiệm vụ tại một vị trí cách cửa trạm không gian một đoạn 140 m thì sợi dây kết nối cô với trạm đột ngột bị đứt. Để có thể quay trở lại, từ trạng thái cân bằng, phi hành gia đã gỡ và ném bình oxygen với tốc độ 5 m/s theo hướng ra xa trạm không gian (Hình 18.6). Biết tổng khối lượng của phi hành gia và toàn bộ thiết bị hỗ trợ (kể cả bình oxygen) là 82 kg, khối lượng bình oxygen là 12 kg và lượng khí trong mũ bảo hiểm đủ để cô ấy có thể duy trì hô hấp thông thường trong 3 phút. Hỏi phi hành gia có thể quay trở về trạm không gian an toàn không?
Hướng dẫn giải:
Ngoại lực tác dụng lên hệ gôm phi hành gia (bao gồm đồ bảo hộ) và bình oxygen trong quá trình tương tác bị triệt tiêu, do đó hệ có thể được xem như kín và động lượng của hệ được bảo toàn.
Chọn trục Ox có phương trùng với đường nối từ cửa trạm không gian đến vị trí ban đầu của phi hành gia, chiều dương là chiều ném bình oxygen.
Tổng khối lượng của phi hành gia và đồ bảo hộ là m1 = 70 kg.
Trước khi ném: động lượng của cả phi hành gia và bình oxygen đêu có độ lớn băng 0.
Sau khi ném: động lượng của phi hành gia và bình oxygen lần lượt là:
\({\overrightarrow {{p_1}} ^\prime } = {m_1}.{\overrightarrow {{v_1}} ^\prime }\) và \({\overrightarrow {{p_2}} ^\prime } = {m_2}.{\overrightarrow {{v_2}} ^\prime }\)
Theo định luật bảo toàn động lượng:
\(\overrightarrow 0 = {\overrightarrow {{p_1}} ^\prime } + {\overrightarrow {{p_2}} ^\prime } \Leftrightarrow {m_1}.{\overrightarrow {{v_1}} ^\prime } + {m_2}.{\overrightarrow {{v_2}} ^\prime }\)
Chiếu lên trục Ox, ta có: \(- {m_1}.v{'_1} + {m_2}.v{'_2} = 0\)
Suy ra: \(v{'_1} = \frac{{{m_2}.v{'_2}}}{{{m_1}}}\)
Quãng đường tối đa phi hành gia có thể di chuyển trong thời gian an toàn cho phép là:
\(s = v{'_1}.t = \frac{{{m_2}.v{'_2}}}{{{m_1}}}.t = \frac{{12.5}}{{70}}.180 \approx 154m > 140m\)
Như vậy, phi hành gia có thể quay trở lại trạm không gian an toàn
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là bao nhiêu nếu chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ súng đạn (coi như hệ kín vì thời gian tương tác rất ngắn) và ban đầu hệ đứng yên ta có:
\(\overrightarrow 0 = {m_s}.\overrightarrow {{v_s}} + {m_s}\overrightarrow {.{v_d}} \Rightarrow \overrightarrow {{v_s}} = - \frac{{{m_s}\overrightarrow {.{v_d}} }}{{{m_s}}}\)
Chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.
\({v_s} = \frac{{{m_d}.{v_d}}}{{{m_s}}} = \frac{{{{50.10}^{ - 3}}.800}}{4} = 10(m/s)\)
Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây SAI:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Hướng dẫn giải:
Công thức tính động lượng \(\overrightarrow p = m\overrightarrow {.v} \)
- Động lượng là một đại lượng vectơ.
- Xung của lực là một đại lượng vectơ.
- Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
Luyện tập Bài 18 Vật Lý 10 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Công thức và ý nghĩa động lượng
- Định luật bảo toàn động lượng
3.1. Trắc nghiệm Bài 18 môn Vật Lý 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 7 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 18 môn Vật Lý 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 7 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 114 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 1 trang 114 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 2 trang 115 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 115 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 3 trang 116 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 4 trang 116 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 5 trang 116 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 6 trang 116 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 7 trang 117 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 8 trang 117 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 119 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 1 trang 119 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 2 trang 119 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 3 trang 119 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.1 trang 59 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.2 trang 59 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.3 trang 59 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.4 trang 60 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.5 trang 60 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.6 trang 60 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.7 trang 60 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 18.8 trang 60 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.1 trang 61 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.2 trang 61 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.3 trang 61 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.4 trang 61 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.5 trang 61 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.6 trang 62 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.7 trang 62 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 18.8 trang 62 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 18 Vật Lý 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247