Nội dung Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động của Chương 4 trong chương trình Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức về Định luật Newton. Nhằm giúp các em tiếp cận các kiến thức này dễ dàng HOC247 xin giới thiệu nội dung bài giảng dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định luật I Newton
a. Nhắc lại về khái niệm lực
Ví dụ minh họa về:
a) lực tiếp xúc b) lực không tiếp xúc
- Lực là sự kéo hoặc đẩy
- Lực có các tác dụng: làm biến dạng vật hoặc làm thay đổi vận tốc của vật.
- Lực luôn do một vật tạo ra và tác dụng lên vật khác. Có 2 loại lực: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
b. Khái niệm quán tính
Vật luôn có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của mình. Tính chất này đươc gọi là quán tính của vật. |
---|
- Xét một quyển sách đang nằm yên trên bàn và một quả bóng đang nằm yên trên sân cỏ, chúng sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên mãi mãi nếu như không xuất hiện thêm một lực tác dụng.
Hình 10.3. a) Quyển sách đặt trên bàn; b) Qủa bóng nằm trên sân cỏ |
Xe phanh gấp, người bị ngả về phía trước |
Khi xe đang đứng yên sau đó đột ngột tăng tốc hoặc đang chạy đều bất chọt phanh gấp thì người ngồi trên xe sẽ có xu hướng ngả người về phía sau hoặc chúi người về phía trước - đối với xe
c. Định luật I Newton
Lực kéo
- Nội dung:
Một vật nếu không chịu tác dụng của lực nào (vật tự do) thì vật đó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi. |
---|
- Ý nghĩa của định luật I Newton: Lực không phải là nguyên nhân gây ra chuyển động, mà là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật
Chuyển động của quả bóng khi tàu chuyển động nhanh dần đều
1.2. Định luật II Newton
a. Tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và độ lớn của lực tác dụng
Bố trí các dụng cụ và sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát định luật II Newton
b. Định luật II Newton
Gia tốc của vật có cùng hướng với lực tác dụng của vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật: \(\vec a = \frac{{\vec F}}{m}\) |
---|
- Trong hệ SI, đơn vị của lực là N (newton)
1 N = 1kg. 1m/s2
- Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì lực trong biểu thức là lực tổng hợp của tất cả các lực thành phần:
\(\vec F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + ...\)
Minh họa trường hợp vật chịu nhiều lực đồng thời tác dụng
c. Tiến hành thí nghiệm minh họa mối liên hệ về độ lớn của gia tốc và khối lượng của vật
- Mục đích: Minh họa độ lớn gia tốc của vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật khi chịu tác dụng của lực có tốc độ không đổi
- Tiến hành:
+ Bố trí thí nghiệm
+ Treo 1 quả nặng vào móc trong suốt quá trình thí nghiệm
+ Thay đổi khối lượng củ hệ chuyển động bằng cách đặt lần lượt từng gia trọng lên xe con.
+ Đo gia tốc a của hệ chuyển động ứng với từng trường hợp gia trọng được đặt thêm lên xe
+ Gho kết quả đo vào bảng số liệu ứng với các trường hợp khối lượng khác nhau của hệ như Bảng 10.2
Bảng 10.2. Gợi ý số liệu
Tổng khối lượng của xe con (có tích hợp cảm biến gia tốc và cảm biến lực) m0 = 320,0 g. Khối lượng của mỗi gia trọng m* = 20,0 g, lực kéo F = 0,196N ≈ 0.20 N
d. Mức quán tính của vật
- Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc tức là gia tốc càng nhỏ, nghĩa là vật có mức quán tính lớn. Ngược lại vật có khối lượng nhỏ thì mức quán tính nhỏ.
Tàu hỏa có khối lượng lớn, mức quán tính lớn
Một người đẩy:
a) xe ô tô b) xe máy từ trạng thái nghỉ khi hai xe gặp sự cố
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật |
---|
d. Lực bằng nhau – Lực không bằng nhau
- Hai lực bằng nhau: Khi lần lượt tác dụng vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc bằng nhau (giống nhau về hướng và bằng nhau về độ lớn) - Hai lực không bằng nhau: Khi tác dụng lần lượt vào cùng một vật sẽ gây ra lần lượt hai vecto gia tốc khác nhau (về hướng hoặc độ lớn). |
---|
- Ví dụ:
+ Lực bằng nhau:
Hai em bé di chuyển thùng hàng bằng hai cách: a) đẩy; b) kéo
+ Lực không bằng nhau:
Tác dụng lực để dịch chuyển quyển sách đặt trên bàn
- Nếu cho hai lực đồng thời tác dụng vào cùng một vật theo hướng ngược nhau, ta có hai trường hợp có thể xảy ra:
+ Vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Hai lực này được gọi là hai lực cân bằng.
Vận động viên đang giữ tạ, khi đó lực nâng của vận động viên và trọng lực tác dụng lên tạ cân bằng nhau
+ Vật thu gia tốc và chuyển động theo hướng của lực có độ lớn lớn hơn. Hai lực này được gọi là hai lực không cân bằng.
Tên lửa đang tăng tốc, lực tác dụng lên tên lửa không cân bằng (lực đẩy và trọng lực)
1.3. Định luật III Newton
a) Đấm tay vào bao cát; b) Đưa hai cực cùng tên của hai nam châm thẳng lại gần nhau
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có điểm đặt lên hai vật khác nhau, có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều \(\overrightarrow {{F_{AB}}} = - \overrightarrow {{F_{BA}}} \) |
---|
- Một trong hai lực trong định luật III Newton được coi là lực tác dụng, lực kia gọi là phản lực. Cặp lực này:
+ Có cùng bản chất
+ Là hai lực trực đối
+ Xuất hiện và biến mất cùng lúc
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau nên không thể triệt tiêu lẫn nhau.
- Ví dụ: Trò chơi đệm nhún lò xo
Người tác dụng lên đệm một lực, đệm tác dụng ngược lại người một lực
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Gia tốc của vật là: \(a = \frac{F}{m} = \frac{2}{2} = 1m/{s^2}\)
Đoạn đường mà vật đó đi được là: \(s = d = {\nu _0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2} = 0.2 + \frac{1}{2}{.1.2^2} = 2m\)
Bài tập 2: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
Hướng dẫn giải:
Đặt \({\nu _0} = 8m/s;{\nu _1} = 5m/s;{\nu _2} = 0\)
+ Khi lực F1 tác dụng thì gia tốc \({a_1} = \frac{{5 - 8}}{{0,6}} = - 5m/{s^2}\)
+ Theo bài ra F2=2.F1
Theo định luật II Newton ta lại có \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{a_1}}}{{{a_2}}}\)
\(\Rightarrow {a_2} = 2.{a_1} = - 10m/{s^2}\)
Mà \({\nu _2} = {\nu _1} + {a_2}.{t_2} \Rightarrow 0 = 5 - 10.{t_2} \Rightarrow {t_2} = 0,5s\)
Bài tập 3: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía nào?
Hướng dẫn giải:
Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ quặt sang phải. Người ngồi trong xe bị xô về phía trái. Vì theo định luật quán tính, người có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có, do ngồi trên xe đang chuyển động thẳng nên người có vận tốc bằng với vận tốc của xe khi đó. Khi xe đột ngột rẽ phải thì người có xu hướng nghiêng về bên phải.
Luyện tập Bài 10 Vật Lý 10 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Ba định luật Newton
- Quán tính, mức quán tính
- Lực bằng nhau, lực không bằng nhau
3.1. Trắc nghiệm Bài 10 môn Vật Lý 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 10 môn Vật Lý 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 55 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 1 trang 55 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 2 trang 56 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 3 trang 57 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 57 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 57 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 4 trang 59 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 5 trang 60 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 6 trang 61 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 7 trang 62 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 8 trang 62 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 62 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 62 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 9 trang 63 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 10 trang 63 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi thảo luận 11 trang 64 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 65 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 65 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 1 trang 65 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 2 trang 65 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập 3 trang 65 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.1 trang 29 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.2 trang 29 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.3 trang 29 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.4 trang 29 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.5 trang 30 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.6 trang 30 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.7 trang 30 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập trắc nghiệm 10.8 trang 31 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.1 trang 31 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.2 trang 31 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.3 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.4 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.5 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.6 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.7 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.8 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.9 trang 32 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài tập tự luận 10.10 trang 33 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 10 Vật Lý 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247