Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của Sếch-Xpia mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của tình người và tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính của hai nhân vật chính trong đoạn trích. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tình yêu và thù hận.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả
- Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh thời Phục hưng, một thời đại được đánh giá là “bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”.
- Giới thiệu sơ lược về tác phẩm
- Xuất xứ tác phẩm: Là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả, được viết vào khoảng những năm 1584 -1585, gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi, dựa trên câu chuyện có thật về mối thù hận của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (Italia) thời trung cổ.
2. Thân bài
- Hoàn cảnh tạo ra tình yêu:
- Tình yêu được nảy sinh trong lần gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa hai con người thuộc hai dòng họ có mối thù truyền kiếp không biết tự bao giờ. Nơi gặp nhau là một buổi lễ hội hóa trang được tổ chức tại nhà Ca-piu-lét, đối thủ của gia đình Rô- mê-ô. Vì là hội hóa trang, ở đó mọi người đều phải đeo mặt nạ, nhờ thế Rô-mê-ô mới lọt vào được và lễ hội hóa trang này tạo ra một thế giới khác giúp cho tình yêu chân thành, trong trắng kết hợp với khát vọng sống hạnh phúc bình yên nảy sinh.
- Tuy nhiên trong thời điểm đôi trai tài gái sắc ấy gặp nhau để dẫn tới xác lập tình yêu thì Ti-bân, đối thủ kình địch và là kẻ nuôi dưỡng thù hằn, đã nhận ra Rô- mê-ô. Hắn muốn ra tay mà không được. Yếu tố thù hằn xuất hiện với ý đồ trả thù của Ti-bân. Tính chất đối đầu giữa tình yêu và thù hận xuất hiện.
- Tình yêu vượt lên:
- Sau đêm gặp gỡ là cuộc gặp thề nguyền để dẫn tới việc gắn kết cuộc đời tự nguyện giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Tình yêu đã lớn lên, vượt qua cửa ải hận thù nhưng không phải công khai, hay nói cách khác, họ được làm phép cưới bí mật tại nhà thờ song cả hai gia đình đều không biết đến điều đó. Họ trở thành vợ chồng song phải sống bí mật trước mọi người. Điều này cũng cho thấy tính chất bi kịch của mối tình.
- Tuy bị vây hãm trong thù địch như vậy song cả hai đều rất yên tâm và họ tin vào hạnh phúc mà họ đã xây đắp.
- Tình yêu bị đe dọa:
- Sự kiện đột biến tác động phá vỡ cuộc sống thanh bình cho dù chỉ diễn ra vào ban đêm của họ là việc Ti-bân giết chết Mơ-kiu-xi-ô, người của dòng họ Rô-mê-ô khơi dậy sự thù hằn truyền kiếp. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân để trả thù. Tình yêu bị de dọa thật sự. Đối vợ chồng trẻ phải chia tay nhau: Rô-mê-ô bị đi đày, bị trục xuất ra khỏi Vô-rô-na, Giu-li-ét bị đặt trước vấn đề phải lấy chống vì gia đình Ca- píu-lét vẫn chưa biết con gái mình đã làm phép cưới với người khác.
- Hoàn cảnh biến động phức tạp hơn và hoàn toàn bất lợi cho hai người. Tính chất bi kịch lộ rõ dần với các giải pháp mà tu sĩ Lô-rân đưa ra và những cái ngẫu nhiên khiến cho cái giải pháp đó không thành hiện thực. Cái bi đạt tới đỉnh điểm
- Bi kịch lạc quan
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Nỗi đau của hai người khi câu chuyện xảy ra: Rô-mê-ô phải giết Ti-bản để trả thù cho dòng họ của mình. Giu-li-ét đau khổ vì người giết anh con bác mình không phải là ai khác mà chính là chồng mình. Đây là nhận thức về sự mất mát không thể tránh khỏi song họ vẫn giữ vững thủy chung vợ chồng.
- Sự chia tay của họ tại thời điểm Rô-mê-ô bị đi đày thể hiện quyết tâm giữ trọn hạnh phúc và tạo niềm tin cho nhau. Đặc biệt, Giu-li-ét trong thời điểm cấp bách đã dũng cảm chấp nhận giải pháp của tu sĩ Lô-rân với niềm tin tuyệt đối vào sự đoàn tụ của hai người.
- Nhận thức của người trong cuộc:
- Hành động nhất quán:
- Khi nghe tin người vợ của mình đã chết, ngay lập lức Rô-mê-ô lên đường trở về ngay và hành động cũng như quyết định tức thời đó là mua sắm một lọ thuốc độc để cùng chết với vợ mình. Kết cục như ta đã biết là cả hai đều chết, tự nguyện chết theo nhau để mãi mãi được cùng tồn tại bền nhau.
- Ý nghĩa của cái chết
- Cả hai người đều nhận thức được một cách sâu sắc rằng họ sinh ra là để cho nhau, là để được hạnh phúc bình yên. Cho nên không được sống cùng nhau thì họ phải chết cùng nhau. Đây là một nhận thức có giá trị thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong u mê của sự hận thù. Cho nên cái chết ở đây không tạo ra sự bi lụy đau thương mà tạo ra sự đồng cảm tạo ra sự định hướng cho hành động của người trong cuộc đời, hướng tới khát vọng vươn lên để làm chủ tình huống.
3. Kết bài
- Nội dung
- Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù dòng tộc.
- Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) của Sếch-Xpia
Gợi ý làm bài:
Sếch-xpia (1564 - 1616) là nhà soạn kịch nổi tiếng người Anh thời Phục hưng, một thời đại được đánh giá là “bước ngoặt tiến bộ vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy”. Đó là thời đại của chủ nghĩa nhân văn, kết tinh khát vọng tự giải phóng khỏi những xích xiềng của chế độ phong kiến và chủ nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời trung cổ. Chủ nghĩa nhân văn lên án tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, đấu tranh cho con người được hướng quyền sống chính đáng và hạnh phúc tự nhiên ở ngay trên thế gian này.
1. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói về tình yêu thắm thiết giữa một đôi trai gái thuộc hai dòng họ đang có những mối hiềm thù sâu sắc. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều tự tử. Cái chết của họ đã giải toả những oán hờn của cả hai dòng họ. Qua câu chuyện tình yêu say đắm, chung thuỷ đó, Sếch-xpia đã tố cáo những thành kiến dã man, vô nhân đạo của chế độ phong kiến, đề cao sự giải phóng những tình cảm tự nhiên thoát khỏi mọi ràng buộc của đạo đức phong kiến. Hai nhân vật là những hình ảnh đẹp của con người thời Phục hưng: trung thực, hồn nhiên, trong sáng, có ý thức về quyền sống, quyền làm người của mình. Chất trữ tình của nội dung cùng với nghệ thuật xây dựng vở kịch hấp dẫn đã làm cho tác phẩm trở thành kiệt tác trong lịch sử văn học nhân loại. Đoạn trích Tình yêu và thù hận nói về cảnh đầu tiên gặp gỡ và thề nguyền sẵn sàng bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của đôi bạn trẻ.
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
3. Tình yêu - niềm say đắm của hai trái tim tuổi trẻ
Trong đêm dạ hội, vừa mới gặp Giu-li-ét, Rô-mê-ô đã choáng ngợp trước nhan sắc của nàng. Vào đêm khuya, khi dạ hội kết thúc, Rô-mê-ô lại trèo tường vào vườn, đứng dưới cửa phòng Giu-li-ét, để hi vọng gặp được nàng. Với tâm hồn say đắm, Rô-mê-ô nói những lời lẽ ca tụng sắc đẹp của người mình ngưỡng mộ. Dù những lời lẽ đó (đối với người hiện đại) có vẻ khoa trương, bốc đồng, nhưng chỉ những lời khoa trương ấy mới thể hiện được hết cường độ nồng nhiệt của sự mê đắm đến mức mê muội của tuổi trẻ. Thấy bóng Giu-li-ét, Rô-mê-ô thấy choáng váng như gặp mặt trời. (Ta nhớ trong ca dao Việt Nam cũng có những câu: “Thấy anh như thấy mặt trời - Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”). Lúc đầu Rô-mê-ô gọi Giu-li-ét là mặt trời, vừng dương đẹp tươi, mà ánh sáng chói chang, rực rỡ của mặt trời đã lấn át cả mặt trăng đang chiếu sáng khu vườn: giết chết ả Hằng Nga héo hon, xanh xao, nhợt nhạt. Tiếp đến là cảm hứng nồng nhiệt về đôi mắt Giu-li-ét. Rô-mê-ô nhận thấy đôi mắt đó như hai vì sao long lanh, hai ngôi sao đẹp nhất hầu trời, đã mượn mắt nàng để lấp lánh, toả sáng. Thậm chí đôi mắt nàng đẹp và sáng hơn cả sao trên trời: các vì tinh tú cũng phải hổ ngươi, như ánh sáng ban ngày làm đèn nên phải thẹn thùng, cặp mắt nàng trên hầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng hừng đến nổi chim chóc lên tiếng hót vang và tưởng đêm đã tàn. Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ đầy chất thơ, đậm hơi thở nồng nàn của sự sống, của những tình cảm mê đắm. Vẻ đẹp của Giu-li-ét lộng lẫy và rực rỡ đến nỗi Rô-mê-ô tưởng nàng là một thiên thần: nàng tiên lộng lẫy, toà ánh hào quang, như sứ giả nhà trời có cánh đang lướt trên những đám mây. Tất cả những hình ảnh mặt trời, vì sao, thiên thần toa hào quang đều tập trung diễn tả vẻ đẹp chói ngời, rực rỡ của nàng Giu-li-ét dưới con mắt đắm say choáng ngợp của chàng Rô-mê-ô. Khi Giu-li-ét nói ràng tường vườn này cao, rất khó trèo qua làm sao chàng vào được đây, chàng đã khẳng định: Tôi vượt tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu. Đôi cánh tình yêu đã giúp Rô-mê-ô có sức mạnh phi thường, không quản ngại nguy hiểm vượt tường để gặp mặt người mình chiêm ngưỡng. Khẳng định điều đó với Giu-li-ét là Rô-mê-ô đã thổ lộ được tình yêu của mình. Còn Giu-li-ét? Vừa gặp Rô-mê-ô ở dạ hội, Giu-li-ét cũng lập tức bị mũi tên của thần Ái tình làm cho choáng váng. Sau dạ hội, về phòng riêng, đứng bên cửa sổ, nhìn xuống khu vườn trong đêm thanh vắng, Giu-li-ét không nén nổi lòng mình, đã bật lên thành lời gọi tên người mình say đắm: ôi Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô. Những tường chi có ánh trăng và mùi hương hoa nghe được những lời tâm sự, thổn thức từ trái tim mình, Giu-li-ét chẳng ngại ngần giãi bày lòng mình, với những điều đang ấp ủ trong lòng: Chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Cơ-piu-lét nữa. Nàng thấy rằng mình yêu Rô-mê-ô chính vì con người chàng: Chàng vẫn cứ là chàng, chàng chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười. Và nàng những mong Rô-mê-ô sẵn sàng vượt qua mối hận thù dòng họ để yêu nàng: chàng đem tên họ ấy, đổi lấy cả em đây. Tình cảm của Giu-li-ét cũng nồng nhiệt, dạt dào không kém Rô-mê-ô. Đến đây những người xem lại lo lắng. Bởi vì tình yêu đó trong trắng quá, đắm say quá, ngây thơ quá, và thật mong manh quá. Liệu tình yêu đó có thoát khỏi bóng đen của thù hận muôn kiếp?
4. Tình yêu vượt qua thù hận
Tâm trạng của Rô-mê-ô khá đơn giản, khi đối diện với vấn đề thù hận giữa hai dòng họ. Khi biết Giu-li-ét ngại ngần vì chuyện chàng thuộc họ Môn-ta-ghiu, chàng nồng nhiệt sẵn sàng vứt bỏ cả dòng họ của mình: Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa; nếu chính tay tôi đã viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra. Khi Giu-li-ét nhắc nhở chàng về mối nguy hiểm vì đang ở trong vườn nhà mình, chàng cũng nhiệt tình khổng kém: Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu. Tuy chàng vẫn biết, vượt tường vào khu vườn là bước vào khu tử địa, nhưng tình yêu đã khiến chàng không hề ngại ngần, lo sợ. Nghĩa là đối với Rô-mê-ô, thù hận giữa hai dòng họ chẳng có nghĩa lí gì, nếu như chàng chiếm được trái tim Giu-li-ét. Nhưng tâm trạng của Giu-li-ét không hề đơn giản như vậy. Những ý nghĩ của nàng về Rô-mê-ô luôn bị bóng đen của hận thù dòng họ ám ảnh. Băn khoăn đầu tiên của nàng là Rô-mê-ô thuộc dòng họ thù địch và mối tình của hai người chắc chắn sẽ bị những trở ngại to lớn khó vượt qua. Những băn khoăn ấy hiện lên trong những lời lẽ thốt lên từ chính trái tim nàng. Những suy tư, biện luận và đòi hỏi khá ngây thơ: Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi? Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Nhưng cũng rất tỉnh táo, Giu-li-ét nhận thấy: Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Như vậy, thù hận đối với Giu-li-ét cũng chẳng có nghĩa lí gì đối với tình yêu, một thứ tình yêu bắt nguồn từ những tình cảm khát khao rất chân thành, nồng nhiệt của tuổi trẻ. Nhưng thù hận, cái sức mạnh khùng khiếp và dai dẳng của nó, vẫn không thoát khỏi ý nghĩ của đôi bạn trẻ. Thù hận lại hiện lên trong mối lo sợ của Giu-li-ét. Nó sẽ khiến khu vườn thần tiên này thành nơi tử địa. Nếu như người nhà Ca-piu-lét bắt gặp được Rô-mê-ô, thì chỉ còn cái chết! Nhưng tình yêu trong sáng của hai người đã bất chấp tất cả.
5. Những tư tưởng nhân văn
Tình yêu trong sáng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã diễn ra trên cái nền của mối hận thù giữa hai dòng họ. Đó là một mối tình dũng cảm, bất chấp hằn thù lâu đời. Xung đột của vở kịch không chỉ là mâu thuẫn giữa thù giữa hai dòng họ, mà là sự đối chọi giữa hai nền luân lí trung cổ hà khắc và nhân văn của thời đại Phục hưng. Luân lí trung cổ muốn rằng con người phải hi sinh những quyền lợi cá nhân vì dòng họ (mà trong trường hợp này là hi sinh tình yêu chỉ vì hai dòng họ vốn thù địch nhau, nhưng thực sự tình yêu đó chẳng làm ảnh hưởng gì đến dòng họ, bởi vì sau đó, khi họ chết đi, mối hiềm thù giữa hai họ đã bị xoá bỏ). Còn tư tưởng nhân văn của thời đại Phục hưng lại muốn con người thoát khỏi mọi ràng buộc lễ giáo không cần thiết, để cho tình cảm phát triển tự nhiên, không bị kìm hãm. Bản thân mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét không mang tính bi kịch. Sự bất hoà của thế giới xung quanh, sự thù địch của bố mẹ, họ hàng làm cho số phận của họ trở thành bi kịch. Muốn nguyên lí nhân bản về tình yêu thắng lợi, phải vượt qua sự bất hoà bên ngoài và xây dựng phong cách sống mới. Đó là tư tưởng của Sếch-xpia trong vở kịch. Vở bi kịch có ý nghĩa lạc quan, bởi Rô-mê-ô và Giu-li-ét tuy chết, nhưng mối tình, đồng thời là thắng lợi tinh thần của họ, là bất tử.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----