YOMEDIA

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

Tải về
 
NONE

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là một trong những dạng đề văn mẫu các em sẽ gặp khi học văn bản này. Với hệ thống bài soạn bao gồm 3 phần: sơ đồ gợi ý tóm tắt, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng cung cấp cho các em những tư liệu tham khảo bổ ích. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến
    • Nguyễn Khuyến là một nhà thơ “làng quê Việt Nam”. Ông viết rất nhiều đề tài, trong đó bài Khóc Dương Khuyên là bài thơ vết về nỗi đau mất bạn của ông.
  • Giới thiệu về bài thơ Khóc Dương Khuê
    • Khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã viết bài thơ chữ Hán Văn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư (viếng bạn đồng niên là Tiến sĩ Vân Đình Thượng thư họ Dương). Sau đó, ông tự dịch bài thơ này ra tiếng Việt. Bài thơ Nôm khóc Dương Khuê được truyền tụng rộng rãi hơn bài thơ chứ Hán.

2. Thân bài

  • Bao trùm bài thơ là nỗi lòng thơ xót khôn nguôi của Nguyễn Khuyến trước việc bạn qua đời.
  • Phân tích bài thơ:
    • Mở đầu bài thơ: Tiếng than thản thốt
      • Tin bạn mất đột ngột, bất ngờ khiến nhà thơ sững sờ
        • Bác Dương thôi đã thôi rồi

          Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!

      • Mối quan hệ bạn bè khăng khít của tác giả và Dương Khuê
      • Nghệ thuật: cách nói giảm nói tranh.
      • Tác dụng: tránh nhắc trực tiếp đến nỗi đau, đến sự thực phũ phàng.
      • Nhắc lại những kỉ niệm gắn bó giữa hai người:
      • Cùng đi học, đi thi, đỗ đạt làm  quan.
      • Lần gặp gỡ cuối cùng:
        • Cầm tay hỏi hết xa gần,

          Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

      • ⇒ Cho thấy Nguyễn Khuyến là một con người rất đáng trân trọng.

      • Liên hệ với tình bạn khác của tác giả là Châu Cần để thấy rõ con người Nguyễn Khuyến.

      • Vẫn chưa tin vào sự thật là bạn mình đã mất:

        • Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

          Tôi lại đau trước bác mấy ngày,

          Làm sao bác vội về ngay.

      • ​​​​​​Nêu lên sự phi lí, trái với lẽ thường càng làm cho nỗi đau xót, tiếc nuối của tác giả nhân lên gấp bội
      • Câu thơ “Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời”: nỗi đau tột cùng được thể hiện qua nhịp điệu câu thơ, đó như một tiếng thở dài.
      • Bạn mất, tác giả cảm thấy mình như chán chường, bơ vơ  hơn, không còn muốn gảy đàn, làm thơ nữa:
        • Rượu ngon không có bạn hiền,

          Không mua không phải không tiền không mua.

          Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

          Viết đưa ai ai biết mà đưa?

      • Điệp từ “không” xuất hiện 6 lần trong 4 câu thơ diễn tả tâm trạng trống vắng ghê gớm của tác giả. Nó như một tiếng khóc nức nở không dứt trong lòng Nguyễn Khuyến.
    • Mở đầu bài thơ là tiếng kêu kinh ngạc, kết thúc bài tơ là tiếng khóc nghẹn ngào
      • Tuổi già hạt lệ như sương,

        Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

3. Kết bài

  • Cảm nhận tóm tắt:
    • Nỗi đau khóc bạn của tác giả cho thấy đây một tình bạn khắng khít. Nhà thơ không để nỗi đau thể hiện ra ngoài mà như âm thầm khóc ở bên trong.
  • Mở rộng vấn đề: Nguyễn Khuyễn đã để lại cho hậu thế một bài thơ viết về tình bạn chân thành.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê

Gợi ý làm bài

Trong lịch sử văn học Việt Nam, bài thơ Khóc Dương Khuê của nhà thơ Nguyễn Khuyến được xếp vào hàng những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài tình bạn. Bao trùm bài thơ này là nỗi lòng đau xót khôn nguôi của tác giả trước việc bạn qua đời.

Nguyễn Khuyến mở đầu bài thơ bằng một tiếng than thảng thốt:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Sau bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời đen bạc nay sắp trờ thành người “cổ lai hi” (xưa nay hiếm), cụ Yên Đổ làm gì còn đủ nước mắt mà khóc bạn? Nỗi đau không tràn ra ngoài được, ắt phải lặn âm thầm vào bên trong trái tim nhà thơ. Nhà thơ nói là mình không khóc, nhưng dường như hai câu kết thấm ướt nước mắt nóng hổi xót thương!

Bằng tài nàng kiệt xuất, Nguyễn Khuyến đã để lại cho hậu thê một bài thơ khóc bạn chan chứa nước mắt, qua những lời diễn đạt chân tình thống thiết.

 

Trên đây là bài văn mẫu do Học247 biên soạn và tỏng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

  • Cảm nhận về đoạn đầu của bài thơ Khóc Dương Khuê
  • Có ý kiến cho rằng: Hai dòng thơ "Tuổi già hạt lệ như sương - Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!", là con mắt, là trái tim bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Từ việc phân tích bài thơ, em hãy bình luận ý kiến trên.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF