YOMEDIA

Tổng hợp những đoạn văn về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa hình tượng nhân vật Thánh Gióng, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Tổng hợp những đoạn văn về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng chi tiết dưới đây nhé! Bên cạnh đó, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bàn về nhân vật Thánh Gióng.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Đoạn văn mẫu

2.1. Đoạn văn mẫu số 1

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) phân tích hình tượng người anh hùng Thánh Gióng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

2.2. Đoạn văn mẫu số 2

Đề bài: Em hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

Thánh Gióng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc với trách nhiệm cứu nước cứu dân. Nhân vật này được xây dựng với sự ra đời kì lạ. Bà mẹ Gióng r a đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi nhưng vẫn không biết nói biết cười. Chỉ đến khi giặc Ân sang xâm lược, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng là người anh hùng đại diện cho sức mạnh của nhân dân nên cũng có sức mạnh phi thường. Sau khi sứ giả ra về, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Sự ra đi của Gióng thể hiện mong muốn được bất tử hóa người anh hùng. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước. Thánh Gióng hiện lên với vẻ đẹp của một người anh hùng đáng ngưỡng mộ, tự hào.

2.3. Đoạn văn mẫu số 3

Đề bài: Hãy viết đoạn văn nói về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẹ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

2.4. Đoạn văn mẫu số 4

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn tóm tắt tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng.

GỢI Ý LÀM BÀI

Thánh Gióng là đề tài lớn đầu tiên về truyền thống đánh giặc, giữ nước. Hình ảnh Gióng hiện lên vừa phi thường, lí tưởng vừa giản dị gần gũi. Phi thường ở xuất thân hết sức đặc biệt, đầy kì lạ, mang sức mạnh lý tưởng của người anh hùng dân tộc. Gần gũi giản dị ở chỗ, Gióng có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng. Dù là anh hùng Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” vẫn phải ăn cơm nhân dân nấu, mặc áo nhân dân may, sử dụng ngựa sắt, doi sắt do những những người thợ rèn giỏi nhất làm ra. Có thể nói Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ thể hiện sức mạnh và những mơ ước muôn đời của nhân dân ta về người anh hùng. 

2.5. Đoạn văn mẫu số 5

Đề bài: Tóm tắt tác phẩm Bàn về nhân vật Thánh Gióng bằng một đoạn văn ngắn.

GỢI Ý LÀM BÀI

Văn bản bàn luận về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng. Thứ nhất, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng qua những chi tiết thần kì trong truyền thuyết. Thứ hai, Thánh Gióng là một con người trần thế với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, quá trình ra đời, trường thành gắn với người dân bình dị. Đặc biệt, ở Thánh Gióng toát lên sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON