Để giúp các em có thêm tài liệu ôn tập và rèn luyện kĩ năng làm bài tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập trắc nghiệm về Đạo hàm của hàm đa thức-hữu tỉ-căn thức Toán 11 có đáp án. Hi vọng tài liệu có ích với các em học sinh và sẽ làm tài liệu giảng dạy cho các em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.
TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ ĐẠO HÀM CỦA HÀM ĐA THỨC – HỮU TỈ – CĂN THỨC TOÁN 11 CÓ ĐÁP ÁN
A. Lý thuyết
I. Đạo hàm của một số hàm thường gặp
ĐỊNH LÍ 1
Hàm số \(y = f(x)(x \in N,x > 1)\) có đạo hàm tại mọi \(x \in R\):
\({({x^n})^\prime } = n.{x^{n - 1}}\)
Nhận xét:
a. Đạo hàm của hàm hằng bằng 0: \({(c)^\prime } = 0\)
b. Đạo hàm của hàm số y = x bằng 1: \({(x)^\prime } = 1\)
ĐỊNH LÍ 2
Hàm số \(y = \sqrt x \) có đạo hàm tại mọi x dương:
\({(\sqrt x )^\prime } = \frac{1}{{2\sqrt x }}\)
II. Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương
1. Định lí
ĐỊNH LÍ 3
Giả sử \(u = u(x),v = v(x)\) là các hàm số có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định. Ta có:
\({(u + v)^\prime } = u' + v'\)
\({(u - v)^\prime } = u' - v'\)
\({(uv)^\prime } = u'v + uv'\)
\({\left( {\frac{u}{v}} \right)^\prime } = \frac{{u'v - uv'}}{{{v^2}}}(v = v(x) \ne 0)\)
2. Hệ quả
HỆ QUẢ 1
Nếu k là một hằng số thì \({(ku)^\prime } = ku'\)
HỆ QUẢ 2
\(\frac{1}{v} = - \frac{{v'}}{{{v^2}}}(v = v(x) \ne 0)\)
III. Đạo hàm của hàm hợp
ĐỊNH LÍ 4
Nếu hàm số \(y = g(x)\) có đạo hàm tại x là \({u'_x}\) và hàm số y = f(u) có đạo hàm tại u là \({y'_u}\) thì hàm hợp \(y = f(g(x))\) có đạo hàm tại x là
\({y'_x} = {y'_u}.{u'_x}\)
Bảng tóm tắt
\({(u + v - w)^\prime }=u'+v'+w'\)
\({(ku)^\prime }=ku'\) (k là hằng số)
\((uv)'=u'v+uv'\)
\({\left( {\frac{u}{v}} \right)^\prime } = \frac{{u'v - uv'}}{{{v^2}}}(v = v(x) \ne 0)\)
\(\frac{1}{v} = - \frac{{v'}}{{{v^2}}}(v = v(x) \ne 0)\)
\({y'_x}={y'_u}.{u'_x}\)
B. Bài tập
Câu 1: Cho hàm số y = \(\frac{{ - {x^2} + 2x - 3}}{{x - 2}}\) . Đạo hàm y’ của hàm số là
A. \(- 1 - \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}}\)
B. \(1 + \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}}\)
C. \( - 1 + \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}}\)
D. \(1 - \frac{3}{{{{(x - 2)}^2}}}\)
Câu 2: Cho hàm số y = \(\frac{1}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}\) . Đạo hàm y’ của hàm số là
A. \(\frac{x}{{({x^2} + 1)\sqrt {{x^2} + 1} }}\)
B. \( - \frac{x}{{({x^2} + 1)\sqrt {{x^2} + 1} }}\)
C. \(\frac{x}{{2({x^2} + 1)\sqrt {{x^2} + 1} }}\)
D. \( - \frac{{x({x^2} + 1)}}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}\)
Câu 3: Cho hàm số f(x) = \(\sqrt[3]{x}\). Giá trị f’(8) bằng:
A. \(\frac{1}{6}\)
B. \(\frac{1}{12}\)
C. \(-\frac{1}{6}\)
D. \(-\frac{1}{12}\)
Câu 4: Cho hàm số f(x) = \(\sqrt {x - 1} + \frac{1}{{\sqrt {x - 1} }}\). Để tính f’, hai học sinh lập luận theo hai cách:
(I) f(x) = \(\frac{x}{{\sqrt {x - 1} }} \Rightarrow f'\left( x \right) = \frac{{x - 2}}{{2\left( {x - 1} \right)\sqrt {x - 1} }}\)
(II) f’(x) = \(\frac{1}{{2\sqrt {x - 1} }} - \frac{1}{{2\left( {x - 1} \right)\sqrt {x - 1} }} = \frac{{x - 2}}{{2\left( {x - 1} \right)\sqrt {x - 1} }}\)
Cách nào đúng?
A. Chỉ (I)
B. Chỉ (II)
C. Cả hai đều sai
D. Cả hai đều đúng
Câu 5: Cho hàm số \(y = \frac{3}{{1 - x}}\). Để y' < 0 thì x nhận các giá trị thuộc tập nào sau đây?
A. 1
B. 3
C. ø
D. R
Câu 6: Cho hàm số f(x) = \(\sqrt {x - 1} \). Đạo hàm của hàm số tại x = 1 là:
A. \(\frac{1}{2}\)
B. 1
C. 0
D. Không tồn tại
Câu 7: Cho hàm số y = \(\frac{{{x^2} + 2x - 3}}{{x + 2}}\). Đạo hàm y’ của hàm số là
A. \(1+\frac{3}{{{{(x + 2)}^2}}}\)
B. \(\frac{{{x^2} + 6x + 7}}{{{{(x + 2)}^2}}}\)
C. \(\frac{{{x^2} + 4x + 5}}{{{{(x + 2)}^2}}}\)
D. \(\frac{{{x^2} + 8x + 1}}{{{{(x + 2)}^2}}}\)
Câu 8: Cho hàm số \(f(x) = \frac{{1 - 3x + {x^2}}}{{x - 1}}\). Tập nghiệm của bất phương trình \(f'(x) > 0\) là
A. R\{1}
B. ø
C. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
D. R
Câu 9: Đạo hàm của hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} + x + 1\) là:
A. \(y' = 4{x^3} - 6{x^2} + 1.\)
B. \(y' = 4{x^3} - 6{x^2} + x.\)
C. \(y' = 4{x^3} - 3{x^2} + x.\)
D. \(y' = 4{x^3} - 3{x^2} + 1.\)
Câu 10: Hàm số nào sau đây có \(y' = 2x + \frac{1}{{{x^2}}}\)?
A. \(y = \frac{{{x^3} + 1}}{x}\)
B. \(y = \frac{{3({x^2} + x)}}{{{x^3}}}\)
C. \(y = \frac{{{x^3} + 5x - 1}}{x}\)
D. \(y = \frac{{2{x^2} + x - 1}}{x}\)