YOMEDIA

Tả về hình ảnh chú bộ đội mà em biết - Văn mẫu lớp 5

Tải về
 
NONE

Học 247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Tả về chú bộ đội mà em yêu mến. Với cấu trúc gồm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài, từ đó các em sẽ nắm được phương pháp viết bài văn miêu tả người hay và hấp dẫn. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn tả về chú bộ đội mà em kính mến

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Nhân dịp nghỉ hè, bố mẹ cho em về thăm quê ngoại ở tận Hà Tĩnh. Vừa đặt chân về quê hương thân yêu em đã gặp được màu xanh áo lính của chú Tuấn. Chú là con trai bà Năm – hàng xóm nhà ngoại em. Chú tranh thủ nghỉ phép hai ngày để về thăm gia đình. Ấn tượng đầu tiên khi em nhìn thấy chú là dáng người cao lớn, vạm vỡ với cơ bắp rắn chắc hiện ra dưới tay áo ngắn của chàng thanh niên khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Lưng chú thẳng tắp như thân cây tùng. Chú mặc bộ quân phục màu xanh trông rất oai phong. Chiếc mũ cứng với biểu tượng lá cờ đỏ sao vàng ôm lấy nửa vầng trán cao và mái tóc đen được cắt tỉa gọn gàng. Khuôn mặt chú góc cạnh, cằm hơi gầy và nước da ngăm ngăm đen do tập luyện nhiều ngày ngoài trời. Đôi mắt chú đen và sáng, lấp lánh vẻ cương nghị của một người lính. Nụ cười lại đặc biệt ấm áp và thân thiện.

Chú khoác trên vai một cái ba lô con cóc to mà vai không hề rũ xuống, hiên ngang vững chãi. Chú mỉm cười chào cả bố mẹ em và bà con lối xóm xung quanh. Ngay từ ấn tượng đầu tiên, mọi người đều có thiện cảm với chú Tuấn. Hai ngày sau, em thường hay sang nhà chú chơi, tò mò hỏi chú đủ thứ chuyện trong quân đội. Chú không hề khó chịu vì bị hỏi nhiều mà vui vẻ kể hết những chuyện vui, những điều hay chú học được trong quân ngũ. Hành động, lời nói của chú rõ ràng, rành mạch, thể hiện rõ khí phách của người bộ đội. Chú làm vườn cũng rất giỏi, đôi bàn tay vừa to vừa khỏe của chú cầm cuốc thành thạo cào đất, tưới rau. Chú nói đó đều là những việc chú học được khi đi nhập ngũ, được huấn luyện.

Trong ánh nắng chiều, em ngồi nghe chú kể từng lời, từng câu chuyện. Chú xắn cao tay áo, đôi tay thoăn thoắt nhổ cổ, miệng vẫn không quên kể chuyện. Không những thế, hai ngày nghỉ phép ở quê, chú còn lặn lội đến các nhà xung quanh xem ai có vật dụng gì cần sửa hay không. Nếu có chú Tuấn sẵn sàng giúp đỡ, chú đã sửa được bóng đèn cho bao nhiêu gia đình trong làng. Chú hòa nhã, thân thiện và khéo léo. Người làng chẳng mấy chốc đã biết tên chú bộ đội trẻ nhà bà Năm nhiệt tình, tốt bụng, là người con ngoan, là người lính mẫu mực. Bố mẹ chú vui vẻ và tự hào không thôi về những lời khen ngợi bà con dành cho con trai mình. Những lúc ấy, chú Tuấn đều mỉm cười khiêm tốn.

Thời gian nhanh chóng trôi đi, hai ngày nghỉ ngắn ngủi kết thúc, chú Tuấn theo chỉ thị của đơn vị nên phải trở về quân đội. Trước khi đi, chú vẫn đứng thẳng lưng, giơ tay chào kiểu quân đội với mọi người rồi xách túi lớn túi nhỏ lên xe.

Cho đến mãi hôm nay, hình ảnh chú nhanh thoăn thoắt trèo lên xe vẫn in đậm trong tâm trí em. Dù mới gặp thôi nhưng chú đã cho em rất nhiều lời khuyên, sự quan tâm ý nghĩa. Chú đã ghi lại trong em những ấn tượng sâu sắc, ý nghĩa về lớp lớp bộ đội sau này, những con người biết cống hiến, hi sinh, biêt yêu thương và vị tha.

2. Bài văn mẫu số 2

Chủ nhật vừa qua, em theo mẹ về quê thăm ngoại. Trên chuyến xe ca chở hai mẹ con đi, em gặp một chú bộ đội.

Chú bộ đội khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Vóc người chú tầm thước, không cao lắm. Khuôn mặt chú có vẻ cương nghị với sống mũi thẳng, vầng trán rộng và đôi mắt điềm đạm, bình thản. Mắt chú sáng lên tia sáng ấm áp và tự tin. Nhìn chú, em có cảm giác tin cậy và bình yên. Sự điềm tĩnh của chú truyền cả sang người đối diện khiến em có cảm tình với chú. Mái tóc chú cắt ngắn, ẩn trong vành mũ cối màu xanh rêu. Phía trước mũ có gắn ngôi sao vàng năm cánh trên nền đỏ. Làn da ngăm ngăm đen làm cho chú thêm rắn rỏi. Chú bộ đội mặc quân phục màu xanh rêu, cổ áo và cầu vai có đeo phù hiệu cấp bậc: bốn ngôi sao mạ kim trắng bạc và một gạch vàng. Chú đi một đôi giày da đen bóng, loại giày dành cho sĩ quan trong quân đội. Chú nai nịt gọn gàng, trang nghiêm. Nhìn bộ quân phục của chú, em đoán chú bộ đội thuộc binh chủng bộ binh.

Xe mỗi lúc một đông khách. Chú bộ đội lễ phép nhường chỗ ngồi ghế trước cho một cụ già. Chú khoác ba lô đi xuống dãy ghế cuối cùng của xe. Một chị phụ nữ bế con đang lên xe, chú ân cần bế em bé và giúp chị phụ nữ xách hành lí vào xe. Chú dõi mắt tìm kiếm và gọi anh phụ xe. Chú nói nhỏ nhẹ:

- Chị này có em bé ngồi phía sau tội nghiệp cháu nhỏ. Em xem xếp chỗ nào đó đỡ cho chị ấy.

Anh phụ xe vui vẻ cất hành lí của chị phụ nữ vào gầm ghế phía trước rồi bảo chị ngồi cạnh ông cụ ban nãy chú bộ đội đã nhường chỗ.

Xe lăn bánh, gió thổi mát dịu, dễ chịu hơn. Nghĩa cử của chú bộ đội là một tấm gương để em học tập.

Chú bộ đội em gặp tình cờ trên xe đã để lại trong tâm trí em những ấn tượng sâu sắc. Tình quân dân như cá với nước vẫn nở hoa thơm ngát trong thời kì hòa bình hiện nay. Chú bộ đội kính nhường bô lão, ân cần giúp đỡ phụ nữ và trẻ em. Chú bộ đội ấy là người tốt và đáng mến.

3. Bài văn mẫu số 3

Chú Quân của em là bộ đội xe tăng, thuộc binh chủng Thiết giáp. Chú là tay pháo thủ cừ khôi của tổ xe tăng năm người. Mỗi kì nghỉ phép chú đều ghé thăm gia đình em.

Chú Quân hai mươi bốn tuổi, cái tuổi tươi tắn sung sức của một người lính. Chú nhập ngũ từ khi mười tám tuổi và vì yêu binh chủng Thiết giáp, chú tình nguyện gắn bó suốt đời với màu áo lính chiến xa. Chú Quân cao hơn bố em cả cái đầu, người chú vạm vỡ, cân đối, thể hình đẹp. Da chú rám nắng, một màu da nâu hồng khoẻ mạnh. Tóc chú đen nhánh, xoăn xoăn úp sát vào gáy như một chàng công tử quý tộc. Mái tóc bồng gợn sóng làm cho chú có vẻ lãng tử của một người lính: trái tim nhiệt huyết và nét phong trần nay đây, mai đó. Chú Quân có khuôn mặt chữ điền, trán cao, rộng. Đôi lông mày to, lan nhẹ đến cuối mắt làm cho đôi mắt sắc sảo của chú dịu dàng hẳn đi.

Chú Quân thường mặc quân phục màu xanh rêu, đội mũ cối bọc vải cùng màu, trước mũ có gắn ngôi sao vàng trên nền đỏ. Trông bộ quân phục, lồng ngực rộng của chú căng phồng dưới lớp áo lính. Tay chân chú to, rắn chắc, bắp thịt nổi cuồn cuộn.

Mỗi kì nghỉ, chú chỉ ở nhà em một ngày. Bố và chú vui vẻ hàn huyên đủ chuyện rồi chú khoác ba lô về thăm nội. Quê nội với dòng sông rộng, cánh đồng lộng gió giữ chú hết thời gian nghỉ còn lại. Ngày trả phép chú tạt qua nhà em, tay xách lỉnh kỉnh quà nội gửi ra cho gia đình em và cho đồng đội của chú. Làm xong nhiệm vụ chuyển quà, chú Quân hát vui vẻ: “Năm anh em trên một chiếc xe tăng...” rồi chào bố mẹ, xoa đầu em dặn: “Học ngoan nhá!”. Chú trở về đơn vị để đọng lại trong tâm hồn em câu chuyện lính tăng đậm đà tình cảm. Chú em hiền, vui tính và rất yêu nghiệp lính của mình.

Em rất yêu chú Quân. Có chú về, căn nhà nhỏ của gia đình em bận rộn và đầy ắp tiếng cười. Những câu chuyện chú kể rất hấp dẫn, lí thú, nghe hoài không chán. Em được mở mang thêm kiến thức và tình cảm chú cháu khăng khít, thân mật hơn. Chú Quân gieo vào lòng em tình yêu thương những người lính xe tăng nói riêng và bộ đội Bác Hồ nói chung.

4. Bài văn mẫu số 4

Qua đò Găng thì trời mưa to. Đường đến nhà bà ngoại còn khá xa. Trời sắp tối. Năm đó, em mới lên 9 tuổi, em rất lo. Em đến báo cho bà và cậu Long biết là mẹ đang cấp cứu ở bệnh viện.

Em phải trú mưa nơi quán nước trên bến đò. Em như lửa đốt trong lòng. Bỗng có một chú bộ đội đi qua, quay lại. Chú cũng đứng trú mưa. Chú nhìn em rồi hỏi:

- Em vừa ở dưới đò lên ? Em ướt hết rồi ? Trời sắp tối rồi, em đi về đâu ?

- Độ hai cây số nữa. Chú cháu ta cùng đi.Thưa chú, em đi về làng Bổng thăm bà ngoại em. Còn xa không chú?

Chú xin bà chủ quán cho em cái nón, rồi giục em: "Ta đi thôi...". Chú đi trước, em đi sau.

Chú đeo quân hàm Thiếu úy. Chú về phép. Chú trạc bằng tuổi thầy giáo Ngọc dạy em, độ 25 tuổi. Chú cao to, nước da đen. Chú đi đôi giày da đen quân dụng mặc bộ quân phục màu xanh lá cây. Cặp mắt ánh lên trong sáng, vừa thông minh, vừa hiền hậu. Chú khoác cái ba lô rất nặng. Chắc là chú về phép.

Đi được độ cây số thì mưa tạnh. Em đã hơi quen và tin cậy. Em hỏi:

- Chú về phép hay đi công tác ?

- Chú ở Lai Châu, về phép. Chú còn đi xa, xa hơn làng Bồng độ dăm cây số nữa.

Chú hỏi tên, tuổi và việc học hành của em. Sau khi biết chuyện về chuyến đi của em, chú nắm lấy hai vai của em rồi hỏi và nói: "Thế à ? Chú cháu mình phải đi gấp ”.

Độ 8 giờ tối, chú hỏi đường, và dẫn em đến tận nhà bà. Nghe tiếng gọi, cậu Long ra mở cửa. Chú cười nói:

- Nhà có khách đây... Tôi vội phải đi ngay !

Chú vuốt mái tóc em và nói: "Cháu ngoan lắm ! Chỉ vài hôm nữa là mẹ sẽ khỏi bệnh, mẹ sẽ về nhà... Chú đi đây...".

Em ngoái cổ nhìn chú đi cho đến lúc bóng chú mờ dần trên con đường làng về phía núi.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON