YOMEDIA

Suy nghĩ về hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

Tải về
 
NONE

Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu Suy nghĩ về hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp dưới đây để cảm nhận sâu sắc hơn hình ảnh Hai cây phong trong đoạn trích cùng tên. Hi vọng, Học 247 sẽ mang đến cho các em những kiến thức mởi mẻ và thú vị.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Suy nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác phẩm Người thầy đầu tiên và đoạn trích Hai cây phong
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Mạch kể chuyện lồng ghép
    • Hình ảnh hai cây phong trong câu chuyện
  • Phân tích
    • Hai cây phong và kí ức tuổi thơ: Trong mạch kể của chúng tôi có hai đoạn:
      • Đoạn trên: hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
      • Đoạn dưới: “Thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu, những con sông; lắng nghe tiếng gió ảo huyền
    • → Hai cây phong đã để lại những ấn tượng khó quên về thời thơ ấu.
    • Hai cây phong được phác thảo với những nét tiêu biểu:
      • Hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất bóng mát rượi”
      • Quang cảnh: “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, "dòng sông lấp lánh” => Cách miêu tả đậm chất hội hoạ.
    • Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
      • Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
      • Hai cây phong ấy gắn bó với kỉ niệm tuổi học trò.
      • Hai cây phong là minh chứng xúc động về thầy Đuy-sen
      • Hai cây phong được miêu tả hết sức sống động: “nghiêng ngả thân cây, rung động lá cành”” tiếng lá reo”, “tiếng rì rào...”, “thì thầm” “im bặt, thở dài”....
    • → nhân cách hoá cao độ, hết sức sinh động
    • Nhận xét:
      • Hai cây phong được nhân cách hóa, trở nên sinh động hết sức trong kí ức tác giả và trong lòng độc giả. Dường như tác giả đã thổi vào hai cây phong tâm hồn, tính cách của con người và quê hương của mình…
      • Qua hình ảnh hai cây phong, một bức tranh sinh động về kí ức, về con người, về tâm hồn được tái hiện chân thật và sâu sắc bằng tính yêu với quê hương, bằng những cảm xúc ngọt ngào về tuổi thơ…

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá và nhận xét
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và cảm nhận của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Suy nghĩ của em về hình ảnh hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

Gợi ý làm bài

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình… Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm “… Tôi cũng không biết giải thích ra sao, – phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu … – nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy”.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người – nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời – thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON