YOMEDIA

Cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong trong Người thầy đầu tiên

Tải về
 
NONE

Đoạn trích Hai cây phong được trích từ truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp đã đem đến cho bạn đọc những cảm xúc nồng nàn về kí ức, về quê hương... Và để hiểu hơn về đoạn trích ấy, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy cảm nhận đoạn trích Hai cây phong trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Ai-ma-tốp và đoạn trích Hai cây phong
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Vị trí đoạn trích: là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên
    • Bố cục đoạn trích: Đoạn trích trên có thể chia làm 4 phần:
      • Phần 1: Từ đầu đoạn trích cho đến ….. say sưa ngây ngất => Đoạn này giới thiệu làng Ku-ku-rêu và hai cây phong .
      • Phần 2: Từ trong làng tôi đến … Chiếc gương thần xanh. Nêu lên cảm nhận của tôi về hai cây phong trong mỗi lần về thăm quê hương.
      • Phần 3 : Vào năm học cuối cùng …. biêng biếc kia. Nói về hai cây phong và ký ức của tuổi thơ .
      • Phần 4 : Phần còn lại. Nói về hai cây phong và thầy Đuy-sen .
  • Cảm nhận:
    • Nội dung:
      • Hai mạch kể lồng ghép: Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong là:
        • Mạch kể thứ nhất: mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ → người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
        • Mạch kể thứ hai: mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.
      • Hai cây phong được phác thảo với những nét tiêu biểu:
        • Hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất bóng mát rượi”
        • Quang cảnh: “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, "dòng sông lấp lánh” => Cách miêu tả đậm chất hội hoạ.
        • Hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ bởi:
          • Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
          • Cây phong cất tiếng rì rào suốt đêm ngày đủ mọi cung bậc y như tiếng thở than và nhịp sống của con người, khi như tiếng thủy triều, khi như tiếng thì thầm tha thiết, khi bỗng dưng im bặt, khi như tiếng thở dài thương tiếc, khi reo vù vù như lửa cháy rừng rực...
      • Hai cây phong và thầy Đuy-sen.
        • Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết.
        • Hai cây phong ấy gắn bó với kỉ niệm tuổi học trò.
        • Hai cây phong là minh chứng xúc động về thầy Đuy-sen

→ nhân cách hoá cao độ, hết sức sinh động è  Hai cây phong gắn liền với thầy Đuy-Sen, là nơi mà thầy đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ những niềm tin, khát khao, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp….

  • Nghệ thuật:
    • Hai mạch kể chuyện lồng ghép
    • Thứ tự kể đan xen giữa quá khứ và hiện tại
    • Cách dẫn truyện khéo léo, tinh tế.
    • Kết hợp hài hoà với các yếu tố miêu tả và biểu cảm, trong khi miêu tả có sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hoá

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về đoạn trích Hai cây phong
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Hai cây phong trong truyện Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

“Hai cây phong” là phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan – một nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Bài văn có hai mạch kể và tả xen lẫn vào nhau rất nhuần nhuyễn tạo nên một sắc thái đặc biệt về cảm nhận.

Trước hết, bằng lối miêu tả đầy xúc động của một tâm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ. Bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật duyên dáng, sâu lắng.

Bức tranh ấy chỉ thể hiện lên mỗi lần “chúng tôi” (lời xưng hô của chủ thể trữ tình) đi xa và nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về đến làng, chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!”.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là “Trường Đuy-sen” như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của “tôi”, của “chúng tôi”, của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.

Học 247 tin rằng tài liệu trên đã mang đến cho các em những kiến thức hay và bổ ích, khơi gợi những cảm nhận mới mẻ về bài học Hai cây phong của trong chương trình Ngữ văn 8 Chúc các em ôn tập tốt hơn với tài liệu trên.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON