Mời các em cùng tham khảo tài liệu Sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li môn Hóa học 11 năm 2021 được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Nguyên tắc:
Trong dung dịch tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Từ đó suy ra tổng mol điện tích dương bằng tổng mol điện tích âm.
Ví dụ 1: Một dung dịch chứa a mol K+, b mol Fe3+, c mol Cl–, d mol SO4 2-. Biểu thức liên hệ giữa các đại lượng trên là
Hướng dẫn
Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm
a.1 + b.3 = c.1 + d.2
* Lưu ý: Quá trình áp dụng định luật bảo toàn điện tích thường kết hợp Các phương pháp bảo toàn khác:
- Bảo toàn khối lượng.
- Bảo toàn nguyên tố.
- Viết phương trình phản ứng ở dạng ion thu gọn.
Ví dụ 2: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+, 0,02 mol Mg 2+, 0,015 mol SO42-, x mol Cl–. Giá trị của x là
Hướng dẫn
Áp dụng định luật bảo toàn điện tich:
Tổng điện tích dương = tổng điện tích âm
0,01.1 + 0,02.2 = 0,015.2 + x.1
→ x = 0,02 mol
Ví dụ 3: Dung dịch A có chứa 0,1 mol Fe2+, 0,2 mol Al 3+, x mol Cl–, y mol SO42-. Tính số mol Cl– và số mol SO42-. Biết khi cô cạn dung thu được 46,9 gam chất rắn khan.
Hướng dẫn
Áp dụng định luật bảo toàn điện tich ta có:
Số mol điện tích dương = số mol điện tích âm
0,1.2 + 0,2.3 = x.1 + y.2
Hay x + 2y = 0,8 (1)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng chất rắn khi cô cạn dung dịch = m Fe2+ + m Al3+ + m Cl- + mSO42-
Hay 35,5x + 96y = 35,9 gam (2)
Giải hệ (1), (2) → x =0,2 mol và y = 0,3 mol
Ví dụ 4: Trong dung dịch X có chứa 0,1 mol H+; x mol Zn2+ và 0,15 mol SO42-. Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn thì giá trị của m là
A. 4,95.
B. 9,90.
C. 14,8.
D. 7,43.
Hướng dẫn
Theo ĐLBT điện tích
0,1.1 + 2x = 0,15.2
→ x = 0,1 mol
nNaOH = 0,8.0,5 = 0,4 mol
phương trình ion thu gọn:
H+ + OH- → H2O
0,1 0,1
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
0,1 0,2
Zn(OH)2 + 2OH-dư → ZnO22- + 2H2O
0,05 0,1
mZn(OH)2 = 0,05.99 = 4,95g
→ Đáp án: A
Ví dụ 5: Trong dung dịch X gồm Na+: 0,2 mol; NH4+: 0,1 mol; HCO3-: 0,15 mol và SO42-: a mol. Cô cạn dung dịch X và nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là
A. 22,75 gam.
B. 13,3 gam.
C. 18,2 gam.
D. 16,2 gam.
Hướng dẫn
Theo ĐLBT điện tích
0,2.1 + 0,1.1 = 0,15.1 + 2a → a = 0,075 mol
Khi nung nóng
2HCO3- → H2O + CO2 + CO32-
0,15 0,075
2NH4+ + CO32- → NH3 + H2O + CO2
0,1 0,075
Chất rắn thu được là
Na+: 0,2 mol; SO42-: 0,075 mol và CO32- : 0,025 mol
m = 0,2.23 + 0,075.96 + 0,025.60 = 13,3g
→ Đáp án: B
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP
Dạng 1: Tính nồng độ các ion trong dung dịch chất điện li
Nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có a = 1,32% là:
A. [CH3COOH] = 0,1M
B. [H+]= [CH3COO-] = 0,1M
C. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M; [CH3COOH] = 0,09868M
D. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M
Hướng dẫn giải:
CH3COOH ⇔ H+ + CH3COO- (1)
Ban đầu: Co 0 0
Phản ứng: Co. a Co. a Co. a
Cân bằng: Co(1-a) Co. a Co. a
Vậy: [H+]= [CH3COO-] = a.Co = 0,1. 1,32.10-2M = 1,32.10-3M
[CH3COOH] = 0,1 – 0,00132 = 0,09868M
⇒ Đáp án C
Dạng 2: Tính độ điện li α
Độ điện li của axit HCOOH 0,007M trong dung dịch có [H+]=0,001M là:
A. 7
B. 1
C. 1/6
D. 1/7
Hướng dẫn giải:
Gọi a là độ điện li của axit
HCOOH ⇔ H+ + HCOO-
Ban đầu: 0,007 0
Phản ứng: 0,007a 0,007a
Cân bằng: 0,007(1-a) 0,007a
[H+] = 0,007a = 0,001⇒ a = 1/7
⇒ Đáp án D
Dạng 3: Tính pH của dung dịch xảy ra phản ứng
Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,08M; KOH 0,04M. pH dung dịch thu được là:
A. 2
B. 3
C. 11
D. 12
Hướng dẫn giải:
nOH- = 2.0,08.160.10-3 + 0,04.160.10-3 =0,032 mol;
nH+ = 0,75.40.10-3 = 0,03mol ⇒ OH- dư
[OH-]dư =
⇒ pH= 14 + log[OH-] = 12 ⇒ Đáp án D
Dạng 4: Bảo toàn điện tích
Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3- thì thu được bao nhiêu gam muối khan là :
A. 55,3 gam
B. 59,5 gam
C. 50,9 gam
D. 0,59 gam
Hướng dẫn giải:
Theo ĐLBT điện tích: 2nMg2+ + 3nAl3+ = nNO3- = 0,7 mol
mmuối = 24.0,2 + 27.0,1 + 0,7.62= 50,9 gam
⇒ Đáp án C
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Cô cạn dung dịch có chứa 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+, và ion NO3– thì thu được bao nhiêu gam muối khan là
A. 55,3 gam
B. 59,5 gam
C. 50,9 gam
D. 0,59 gam
Câu 2. Dung dịch X có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì giá trị của V là
A. 150ml
B. 300 ml.
C. 200ml
D. 250ml.
Câu 3. Dung dịch Y chứa Ca2+ 0,1 mol, Mg2+ 0,3 mol, Cl– 0,4 mol, HCO3– y mol. Khi cô cạn dung dịch Y thì được muối khan thu được là
A. 37,4 gam
B. 49,8 gam
C. 25,4 gam
D. 30,5 gam
Câu 4. Dung dịch A chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính giá trị nhỏ nhất của V cần cho vào.
A. 0,1 lit.
B. 0,15 lit.
C. 0,2 lit.
D. 0,3 lit
Câu 5. Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Tính tổng khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X.
A.14,9 gam.
B.11,9 gam.
C. 86,2 gam.
D. 119 gam.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần tiếp theo của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn Sử dụng phương pháp bảo toàn điện tích để giải bài tập sự điện li môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!