YOMEDIA

Soạn văn 10 Tam đại con gà tóm tắt

 
NONE

Tam đại con gà là truyện cười tuy có tác dụng giải trí nhưng mục đích chính là phê phán, đả kích những thói hư tật xấu của anh học trò dốt chữ lại thích khoe chữ. Với kết cấu bài soạn văn gồm các phần chính: bố cục văn bản, hướng dẫn soạn văn Tam đại con gà, Học247 hi vọng các em có thêm những kiến thức cần đạt khi học văn bản truyện cười này. Chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Đoạn 1: (Câu đầu): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
  • Đoạn 2: (Tiếp đến “Tam đại con gà nghĩa là làm sao?”): Các tình huống mâu thuẫn gây cười
  • Đoạn 3: (Câu cuối): Lật tẩy bản chất dốt nát mà lại cố giấu dốt của thầy đồ.

2. Hướng dẫn soạn văn Tam đại con gà 

Câu 1: Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

“Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

  • Là anh học trò học hành dốt nát mà lại làm thầy đồ đi dạy học trò, dạy chữ nhưng lại “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì”. Học trò hỏi gấp, thầy đáp liều
  • Chủ nhà phát hiện thầy dạy sai thì ra sức bao biện, giấu dốt

“Thầy” đã giải quyết các tình huống đó ra sao?

  • Tình huống thứ nhất: “thầy” chọn cách “nói liều”, sợ sai bảo học trò đọc nhỏ rồi sau đó thay vì hỏi người giỏi “thầy” lại khấn thổ công
  • Tình huống thứ hai: khi chủ nhà phát hiện dạy sai, “thầy” vẫn bao biện, “lí sự cùn”, giấu dốt, không chịu thừa nhận cái sai của mình.

Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

  • Trong tình huống thứ nhất: cái dốt của “thầy” là đã dốt mà lại hay khoe chữ, làm thầy dạy chữ mà “thấy mặt chữ nhiều nét, rắc rối” lại không biết đọc.
  • Cái dốt của “thầy” càng lộ rõ hơn khi cố giải thích, lí sự về việc đọc sai của mình.

Câu 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?

  • Câu truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà phê phán tật xấu giấu dốt, không chịu học hỏi của một bộ phận nhân dân. Câu truyện còn khuyên mọi người đặc biệt là những người đi học: chớ nên giấu dốt, hãy thừa nhận cái sai của mình và mạnh dạn học hỏi từ người khác.
  • Truyện chỉ dừng lại ở mức phê phán nên tạo ra tiếng cười mang tính chất sảng khoái, không có tính đả kích gay gắt.

Trên đây là bài soạn văn Tam đại con gà tóm tắt do Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong chương trình SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài tổng hợp của văn bản này tại đây: Truyện cười Tam đại con gà.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF