YOMEDIA

Soạn văn 9 Lặng lẽ Sa Pa tóm tắt

 
NONE

Đọc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, các em sẽ thấy được những cống hiến âm thầm, lặng lẽ và vẻ đẹp của những con người đang ngày đêm xây dựng Tổ quốc trên nền cảnh Sa Pa yên tĩnh, thơ mộng qua tình huống gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư và anh thanh niên. Để hiểu sâu hơn về tác phẩm, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 9 Lặng lẽ Sa Pa tóm tắt. Chúc các em có một tiết học ý nghĩa!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến"Kìa, anh ta kia"): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
    • Phần 2: (tiếp theo đến"không có vật gì như thế"): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
    • Phần 3: (đoạn còn lại): Cuộc chia tay giữa ba người.

2. Hướng dẫn soạn văn Lặng lẽ Sa Pa

Câu 1: Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là "một bức chân dung". Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn suy nghĩ của những nhân vật nào?

  • Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giả: Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. 
  • Qua cuộc hội ngộ của những con người "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa.
  • Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba mươi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. 

Câu 2: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.

  • Chỉ bằng một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

Câu 3: Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

  • Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Câu 4. Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.

  • Chất trữ tình của tác phẩm toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng là "Những rặng đào, những đàn bò lang, cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng".
  • Chất trữ tình toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của những con người trong truyện.
  • Tác dụng:
    • Chất trữ tình tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm làm cho truyện như một bài thơ.
    • Chất thơ bàng bạc trọn toàn truyện, từ phong cảnh đẹp đẽ thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh những người đang sống, làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc bởi sự gắn bó của họ với cuộc đời, với mọi người, với đất nước.

Câu 5Chủ đề của truyện.

  • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc hoạ thành công hình ảnh tốt đẹp của người lao động bình thường: anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động mới và ý nghĩa to lớn của những công việc thầm lặng nhưng rất có ích cho cuộc sống.

Trên đây là bài Soạn văn 9 Lặng lẽ Sa Pa tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Lặng lẽ Sa Pa.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON