Đức tính giản dị của Bác Hồ của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sẽ giúp các em cảm nhận được phẩm chất cao quí của Bác Hồ: đức tính giản dị. Để hiểu rõ hơn về văn bản, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt, các em sẽ nắm được nghệ thuật lập luận cũng như nội dung của tác phẩm.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Phần 2: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.
2. Hướng dẫn soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu 1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.
- Tác giả đã chứng minh sự giản dị của Bác ở những phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày
- Nhà ở
- Việc làm
- Lời nói, bài viết.
Câu 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó, nêu bố cục của bài văn.
- Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản)
Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này.
- Nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn “Con người của Bác…Nhất, Định, Thắng, Lợi”:
- Nghệ thuật chứng minh: tác giả đưa ra hệ thống luận cứ toàn diện, dẫn chứng cụ thể, xác thực và phong phú.
- Những chứng cứ ở đoạn này giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện: từ bữa ăn, nhà ở, việc làm đến cách nói, cách viết. Điều này cho thấy, tác giả đã có thời gian sống gần Bác, có mối quan hệ gần gũi mới viết được một cách xác thực như vậy.
Câu 4. “Bác Hồ sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người hiểu được nỗi khổ của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc về đức tính giản dị của Bác?
- Tác giả đã sử dụng những phép lập luận:
- Giải thích: “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú…”
- Bình luận: “Đời sống vật chất giản dị…cao đẹp nhất”.
Câu 5. Theo em, đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
- Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài viết này là:
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện.
- Luận chứng phong phú, cụ thể.
Trên đây là bài Soạn văn 7 Đức tính giản dị của Bác Hồ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Đức tính giản dị của Bác Hồ.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm