YOMEDIA

Soạn văn 10 Đại cáo bình Ngô tóm tắt

 
NONE

Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam. Bản cáo này do Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết ngay sau khi dẹp xong quân Minh, cuối năm 1427. Bài cáo là phần tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong đó lên án tội ác của quân Minh, kể lại quá trình kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang. Với bài soạn văn tóm tắt về tác phẩm này, Học247 hi vọng các em sẽ dễ dàng trả lời được những câu hỏi trong SGK. Nội dung chi tiết bài soạn văn tóm tắt, các em có thể tham khảo dưới đây: 

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Bố cục bài Đại cáo bình Ngô 

  • Phần 1: (“Việc nhân nghĩa….chứng cứ còn ghi”): Tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến.
  • Phần 2: (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng tội ác giặc Minh
  • Phần 3: (“Ta đây…chưa thấy xưa nay”): Lược thuật quá trình kháng chiến.
  • Phần 4: (Còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước.

2. Hướng dẫn soạn văn Đại cáo bình Ngô 

Câu 1: Bài Đại cáo bình Ngô gồm 4 đoạn. Hãy tóm lược nội dung của từng đoạn. Nội dung của từng đoạn hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc như thế nào?

  • Tham khảo đáp án tại mục 1. Bố cục bài cáo

Câu 2: Tìm hiểu đoạn mở đầu(“Từng nghe…chứng cớ còn ghi”):

Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn nội dung bài cáo?

  • Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính được nêu ra, đó là:
    • Tư tưởng nhân nghĩa.
    • Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta.

Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

  • Đoạn mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc. Tác giả không chỉ đưa ra chân lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.
  • Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng.

Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc? (Lưu ý cách dùng từ, sử dụng nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ thực tiễn,…)

  • Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật lên niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định: vốn có, từ lâu, đã chia, cũng khác.
  • Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu (đối ứng giữa nước ta với Bắc Triều)
  • Nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiết,…)

Câu 3: Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi:” đến “Ai bảo thần dân chị được”)

  • Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hàng động tội ác của giặc Minh.
    • Âm mưu: xâm lược và thôn tính nước ta.
    • Tội ác:
      • Hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội.
      • Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống.

Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc)

  • Vận dụng, kết hợp những chi tiết, hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với tính cách người dân vô tội.
  • Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng.
  • Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt, nhịp điệu nhanh dần.
  • Lời văn: khi uất hận, khi thiết tha, nghẹn ngào,…

Câu 4: Tìm hiểu đoạn 3 (“Ta đây…Cũng là chưa thấy xưa nay”)

Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện nhưu thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)

  • Những khó khăn của giai đoạn đầu:
    • Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
    • Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.
    • Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân.
    • Người lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, dốc lòng, gắng chí ⇒ ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?

  • Những trận tiến ra Bắc: trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
  • Chiến dịch chi viện: trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang..

Phân tích tình hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn:

  • Tính chất hùng tráng: hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên (sấm vang như chớp, trút sạch lá khô, sụt toang đê vỡ, đá núi cũng mòn,…); các động từ mạnh liên kết với nhau tạo thành những chuyển động dồn dập; nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng; hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã.

Câu 5: Tìm hiểu đoạn kết (“Xã tắc từ đây bền vững…Ai nấy đều hay”)

Giọng văn ở đoạn này khác với đoạn văn trên? Do đâu có sự khác nhau đó?

  • Giọng văn chuyển từ hào hùng sang trầm lắng, tự hào, trang trọng.
  • Có sự khác nhau đó là vì: đây là lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.

Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc đã được lặp lại. Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử. Theo anh (chị), có những bài học lịch sử nào và ý nghĩa của bài học lịch sử đó đối với chúng ta ngày nay như thế nào?

  • Hướng tới sự tươi sáng, phát triển và niềm tin, lòng quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

Câu 6: Rút ra những giá trị chung về mặt nội dung và nghệ thuật của Đại cáo bình Ngô, đồng thời phân tích những giá trị đó.

Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người hay không? Hãy lí giải.

  • Đây là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người, về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo tội ác của kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân văn.

Đại cáo bình Ngô có sự kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.

  • Thể hiện qua sự kết cấu: tư tưởng nhân nghĩa.
  • Thể hiện qua lập luận: hùng biện, đanh thép với rất nhiều cảm xúc và sự rung động trong tâm hồn Nguyễn Trãi.
  • Thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, xây dựng hình tượng: hình tượng Lê Lợi, hình tượng nghĩa quân, hình tượng quân giặc … thể hiện trong nghệ thuật sử dụng câu văn, nhịp điệu.

Trên đây là bài soạn văn Bình Ngô đại cáo tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm hệ thống kiến thức về bài cáo này tại đây: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi.

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON