Cách dùng từ và sắp xếp trật tự từ là hai yếu tố quan trọng trong việc thể hiện nội dung của câu văn. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 58 tóm tắt thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em nhận biết và sửa các lỗi dùng từ và trật tự từ, trau dồi vốn ngôn ngữ và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Lỗi dùng từ và cách sửa
a. Lặp từ
- Trường hợp một từ ngữ được dùng nhiều lần trong một cầu, một đoạn khiến cầu, đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà được coi là lỗi lập từ. Cần phân biệt lỗi lập từ với phép lập trong liên kết cấu và lặp tu từ (điệp ngữ).
- Cách sửa: bỏ từ ngữ bị lập hoặc thay bằng đại từ hay từ ngũ đồng nghĩa.
b. Dùng từ không đúng nghĩa
- Nguyên nhân đưa đến lỗi này là người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ từ Hán Việt thuật ngữ khoa học.
- Cách sửa: cần biết sử dụng thường xuyên từ điển tiếng Việt, từ điển Hán Việt, từ điển thuật ngữ chuyên ngành có uy tín.
c. Dùng từ không đúng phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản
- Lỗi này thường do người viết chưa ý thức được những ràng buộc của ngữ cảnh hay tính đặc thù của kiểu, loại văn bản, lựa chọn từ ngữ không thích hợp, làm giảm hiệu quả giao tiếp.
- Cách sửa: người viết cần phải quan tâm thực sự đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiều, loại văn bản được sử dụng.
1.2. Lỗi trật tự từ và cách sửa
- Nhiều cụm từ, câu trong tiếng Việt chỉ khác nhau do trật tự sắp xếp giữa các từ.
- Cách sửa: cần phải nắm vững quy tắc ngữ pháp, hiểu được mục đích giao tiếp. Đặc biệt, cần thường xuyên luyện tập.
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 58
Câu 1:
Hãy tìm lỗi dùng từ trong câu sau và đưa ra cách sửa lỗi thích hợp:
a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Bài thơ Thu hứng là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.
g. Thiên nhiên là một trong những chủ đề quan trọng nhất của thơ hai-cư.
h. Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.
Trả lời:
a. Lỗi lặp từ: nhà thơ -> bỏ từ nhà thơ đầu câu.
Sửa lỗi: Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
b. Lỗi trật tự từ: các từ “đề tài”, “chủ đề”, “cảm hứng”, “nội dung” trong câu có trật tự chưa đúng.
Sửa lỗi: Nội dung, đề tài, chủ đề và cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
c. Lỗi dùng từ: thi phẩm -> tác phẩm
Sửa lỗi: Bài thơ Thu hứng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
d. Lỗi trật tự từ: các từ trong câu văn được sắp xếp chưa hợp lý.
Sửa lỗi: Bằng trí tưởng tượng của mình, nhà thơ đã mượn ngôn từ để tái hiện một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.
e. Lỗi trật tự từ: vị trí của từ “từ nhỏ” chưa hợp lý.
Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.
g. Lỗi dùng từ: quan trọng -> tiêu biểu
Sửa lỗi: Thiên nhiên là một trong những chủ đề tiêu biểu nhất của thơ hai-cư.
h. Lỗi dùng từ: từ “ư” -> bỏ “ư”.
Sửa lỗi: Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.
Câu 2:
Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy.
a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
b. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
d. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.
e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
g. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.
h. Trong bài thơ Tiếng thu, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.
i. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
Trả lời:
- Các câu có lỗi trật tự từ: câu a, c, e, g, h, i
- Sửa lỗi:
a. Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.
c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.
e Thơ Đường luật mặc dù có bố cục chặt chẽ nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.
g. Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo.
h. Trong bài thơ Tiếng thu, các từ láy tượng thanh đóng vai trò rất quan trọng.
i. Nhà thơ lãng mạn cho phép thơ giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.
Câu 3: Phát hiện các lỗi dùng từ hoặc trật tự từ (nếu có) trong đoạn văn đã viết theo yêu cầu của bài kết nối đọc – viết.
Trả lời:
Học sinh tự soát bài và tìm lỗi trong bài viết của mình.
Câu 4: Sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ hoặc trật tự từ trong một số văn bản báo chí. Phân tích lỗi sai và đưa ra phương án sửa chữa.
Trả lời:
Học sinh tự tìm và sưu tầm các trường hợp vi phạm lỗi dùng từ hoặc trật tự từ trong một số văn bản báo chí.
Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:
---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm