YOMEDIA

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 127 tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về cách sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đồng thời vận dụng một số biểu đồ vào văn bản giúp tăng thêm tính trực quan và thuyết phục. Chúc các em có những bài văn thật hay!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản

Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là các số liệu, đường nối, biểu đồ, sơ đồ hoặc hình ảnh. Thông qua đó người viết diễn đạt nội dung thông tin mà mình muốn truyền đạt đến người đọc một cách sinh động, hệ thống và trực quan hơn.

1.2. Tác dụng của một số dạng biểu đồ và sơ đồ

- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin

- Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng, sơ đồ Venn dùng để so sánh, biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;...

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127

Câu 1: 

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?

b. Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài cảu phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,...

Trả lời:

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp chúng ta hiểu thêm được là cây đàn ghi-ta phím lõm trông như thế nào, nó được phân loại ra sao và được sử dụng rộng rãi ra sao trong dàn nhạc cải lương

b. Mỗi hình ảnh đều được đi kèm phần chú thích để nói lên hình ảnh là về ai, cái gì, chứng minh điều gì. Độ dài của các phần chú thích khá hợp lý, ngọn ngàng so với bố cục văn bản.

Câu 2: Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ tròn như sau:

Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác không? Vì sao?

Trả lời: 

Có thể vì các dạng biểu đồ luôn linh hoạt tùy vào cách người viết sử dụng

+ Tổng dân số có thể dùng biểu đồ đường

+ Tỉ lệ tăng dân số có thể dùng biểu đồ tròn

+ Tỉ lệ giới tính có thể dùng biểu đồ cột

Câu 3: Sưu tầm ít nhất một văn bản thông tin trên sách báo, trong đó có sử dụng biểu đồ. Giải thích tác dụng của biểu đồ đó.

Trả lời: 

Ví dụ:

Sưu tầm:

Theo Báo Lao động.

Trong 4 năm (2016-2020), cả nước xảy ra 93.938 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 39.873 người, bị thương 77.743 người. Dưới đây là một số thống kê chi tiết.

Việc sử dụng những biểu đồ trên nhằm cụ thể hóa, làm rõ nội dung, số liệu trong phần thông tin.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON