YOMEDIA

Soạn bài Thị Mầu lên chùa tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

 
NONE

Thị Mầu lên chùa là một trong những trích đoạn hay nhất của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính bởi sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật Thị Kính và Thị Mầu. Qua đó giúp người đọc hiểu hơn về những hủ tục phong kiến tồn động trong xã hội lúc bấy giờ trói buộc hạnh phúc của người phụ nữ. Bài soạn Thị Mầu lên chùa tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Từ đó hiểu hơn về đặc điểm của nghệ thuật chèo. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.

1.2. Nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình

- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn

2. Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Câu 1: Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

Đây rồi nhé

 

 

Thị Kính

A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

 

 

Tiếng đế

(người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

 

 

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Trả lời:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

Đây rồi nhé

Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Thị Kính

A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

- A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..

Tiếng đế

(người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

 

 

Từ đó ta thấy được

+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, man mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

Câu 2: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Trả lời: 

Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.

Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ.

Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng.

Câu 3: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Trả lời: 

Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mình nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''.

Câu 4: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

=> Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

=> Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

Câu 5: Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Trả lời: 

Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay.

Câu 6: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Trả lời:

+ Đọan trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính

+ Nhân vật có đào thương- Thị Kính, đào lẳng- Thị Mầu

+ Có lời thoại của tiếng đế

Câu 7: Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Trả lời: 

Là nhân vật Thị Mầu. Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh. Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON