YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập xác định Hidrocacbon dựa vào phản ứng cháy môn Hóa học 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Phương pháp giải bài tập xác định Hidrocacbon dựa vào phản ứng cháy môn Hóa học 11 năm 2021 do hoc27 biên soạn và tổng hợp. Tài liệu được phân thành 3 phần: tóm tắt lý thuyết, ví dụ minh họa và phần luyện tập. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Đốt cháy ankan

 - Phương trình tổng quát: 

CnH2n+2 + (3n + 1)/2O2 → nCO2 + (n + 1)H2O

- Nhận xét: 

+ nCO2 < nH2O 

+ nH2O - nCO2 = nankan bị đốt cháy.

- Nếu hiđrocacbon khi bị đốt cháy thu được nCO2 < nH2O thì hiđrocacbon đó là ankan. 

2. Đốt cháy anken hoặc xicloankan

- Phương trình tổng quát: 

CnH2n + 3n/2O2 → nCO2 + nH2O

- Nhận xét: 

+ nCO2 = nH2O = 2.nO2/3.

- Nếu hiđrocacbon khi bị đốt cháy thu được nCO2 = nH2O thì hidrocacbon có công thức tổng quát là CnH2n

3. Đốt cháy ankin hoặc ankađien

 - Phương trình phản ứng tổng quát: 

 CnH2n-2 + (3n - 1)/2O2 → nCO2 + (n - 1)H2O

- Nhận xét: 

+ nCO2 > nH2O  

+ nCO2 - nH2O = nankin.

- Nếu hiđrocacbon khi bị đốt cháy thu được nCO2 - nH2O = nhiđrocacbon thì công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n-2

4. Đốt cháy benzen và ankylbenzen

- Phương trình tổng quát: 

 CnH2n-6 + (3n-3)/2O2 → nCO2 + (n-3)H2O

- Đặc điểm của phản ứng đốt cháy: 

+ nCO2 > nH2O 

+ nCO2 - nH2O = 3nCnH2n-6

- Nếu hiđrocacbon khi bị đốt cháy thu được nCO2 - nH2O = 3nhiđrocacbon thì công thức tổng quát của hiđrocacbon là CnH2n-6.

5. Đốt cháy hidrocacbon tổng quát CnH2n+2-2k

 CnH2n+2-2k +  (3n+1-k)/2 O2 →nCO2 + (n+1-k)H2O

- Nhận xét: 

nhidrocacbon = (nH2O - nCO2)/(1-k) 

+ Nếu k = 0 → hidrocacbon đó là ankan CnH2n+2.

+ Nếu k = 1 → hidrocacbon đó là ankan CnH2n

+ Nếu k = 2 → hidrocacbon đó là ankan CnH2n-2

+ Nếu k = 4 → hidrocacbon đó là ankan CnH2n-6

6. Vận dụng 

a. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng 

mCxHy + mO2pu = mCO2 + mH2O

b. Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố

2nO2 pư = 2nCO2 + nH2O  

c. Khối lượng của hidrocacbon 

mCxHy pư = mC +m= 12.nCO2 + 2nH2O

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài 1: Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O

a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?

c) A có làm mất màu dung dịch brom không?

Hướng dẫn:

a)

→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,4 – 0,6 = 0

→ A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H

b)

nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

→ Công thức đơn giản nhất của A: (CH3)n

MA < 40 → 15n < 40 → n < 2,67 → n chỉ có thể là 1 hoặc 2

TH 1: n = 1 → Công thức phân tử của A là CH3 ( Loại)

TH 2: n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6 ( thỏa mãn)

c) C2H6 không làm mất màu dung dịch brom

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

nH2O = 9,45/18 = 0,525 mol

nA = nH2O – nCO2 ⇒ nCO2 = nH2O – nA =0,525-0,15 = 0,375 mol

nCaCO3 = nCO2 = 0,375 mol

⇒ mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp A gồm 2 hidrocacbon no thu được 9,45g H2O. Cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

nH2O = 9,45/18 = 0,525

nA = nH2O – nCO2   → nCO2 = nH2O – n=0,525-0,15 = 0,375 mol

nCaCO3 = nCO2 = 0,375 mol

→ mCaCO3 = 0,375.100 = 37,5g

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Hiểu như thế nào về ankin :

A.  Là hiđrocacbon không no có liên kết ba trong phân tử

B. Là hiđrocacbon không no

C. Là hiđrocacbon không no có chứa 2 liên kết đôi

D. Là hiđrocacbon không no có chứa nhiều loại liên kết kép

Câu 2: Hiđrocacbon A là đồng đẳng của axetilen, A là hợp chất nào dưới đây?

A. C3H6                      

B. C4H6                      

C. C5H7                      

D. C6H8

Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 ?

A. 2                            

B. 3                            

C. 4                            

D. 5

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức C6H10 không tạo được kết tủa với dd AgNO3/NH3?

A. 3                           

B. 4                            

C. 5                            

D. 6

Câu 5: Tổng số đồng phân C4H6 là:

A. 8                           

B. 9                            

C. 10                          

D. 11

Câu 6: Cho ankin: CH3-CH(C2H5)-C≡CH. Tên gọi của ankin này là:

A. 2-etylbut-3-in        

B.3-metylpent-4-in     

C. 3-etylbut-1-in        

D. 3-metylpent-1-in

Câu 7: Gọi tên của hợp chất sau theo IUPAC   CH3-CH2-CH(CH3)-CHCl-C CH

A. 3-metyl-3-clo hex-1-in                                         

B. 3- clo-4- metyl hex-2-in   

C. 3- clo-4- metyl hex-1-in                                       

D. 4- clo-3- metyl hex-5-in

Câu 8: Chất nào sau đây có khả năng phản ứng với AgNO3/NH3?

A. Buta-1,3-đien                   

B. But-1-in                 

C. But-2-in                 

D. Pent-2-in

Câu 9: C2H2 và C2H4 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. H2 ; NaOH ; d2 HCl                                              

B. CO2 ; H2 ; d2 KMnO4

C. d2 Br2 ; d2 HCl ; d2 AgNO3/NH3                     

D. d2­ Br2 ; d2 HCl ; d2 KMnO4

Câu 10: Phản ứng trùng hợp ba phân tử axetilen ở 6000C với xúc tác than hoạt tính cho sản phẩm là :

A.C2H4                                  

B C6H10                                 

C. C3H6                                  

D. C6H6

Câu 11: Dung dịch nào là thuốc thử của C2H2 :

A. CuCl trong HCl                                      

B. CuCl trong dung dịch NaCl

C. AgNO3 trong dung dịch NH3                 

D. CuCl2­ ­trong dung dịch NH3  

Câu 12: Để phân biệt 3 khí: C2H4, C2H6, C2H2, ta dùng các thuốc thử:

A. dd KMnO4.                      

B. Dd Br2.      

C. dd AgNO3/NH3; dd Br2.   

D. Cả A,B,C.

Câu 13: Chất nào sau đây có thể dùng điều chế trực tiếp axetilen?

A.  CaC2                           

B. C2H5OH                

C. Al4C3                            

D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Đèn xì axetilen –oxi dùng để làm gì ?

A. Hàn nhựa               

B. Nối thuỷ tinh   

C. Hàn và cắt kim loại     

D. Xì sơn lên tường

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 4 hiđrocacbon mạch hở trong cùng một dãy đồng đẳng thu được 35,2g CO v 10,8g H O. Các hiđrocacbon này thuộc dãy đồng đẳng nào?

A.anken                    

B.ankađien                   

C. ankin                    

D. B,C đều đúng

Câu 16: Khi đốt cháy một hiđrocacbon X ta thu được CO2, H2O với tỉ lệ số mol CO2:H2O là 2. X là hiđrocacbon nào sau đây?

A. C2H4                      

B. C2H2                      

C. C3H6                      

D. C4H8

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankin (đkc) thu được 22g CO2 và 7,2g H2O. CTPT của ankin là:

A. C4H6           

B. C3H4                                             

C. C5H8                                             

D. C2H2

Câu 18: Đốt cháy một ankin mạch hở X thu được lương nước có khối lượng đúng bằng khối lượng X đã đem đốt. Biết X có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa. CTCT của X là gì? 

A. CH º CH          

B. CH º C - CH3             

C. CH º C - CH2 - CH3     

D. CH º C - (CH2)2 - CH3

Câu 19: Cho 0,3 mol hỗn hợp gồm propin và ankin X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 /NH3 . Chất X là:

A. Axetylen         

B. But-1-in           

C. But-2-in                 

D. Pent-1-in

Câu 20: Một hỗn hợp X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Hoá hơi hõn hợp X được 5,6 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) rồi dẫn qua bình dung dịch Br2 (lấy dư) thì thấy khối lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử 2 ankin là:

A. C2H2 và C3H4       

B. C3H4 và C4H6        

C. C4H6 và C5 H8       

D. C5H8 và C6H10

 

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài tập xác định Hidrocacbon dựa vào phản ứng cháy môn Hóa học 11 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON