YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập sự điện li, chất điện li, phương trình điện li môn Hóa 11 năm 2020

Tải về
 
NONE

Phương pháp giải bài tập sự điện li, chất điện li, phương trình điện li môn Hóa 11 năm 2020 được hoc247 biên soạn và tổng hợp phân thành các chủ đề. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LI MÔN HÓA 11 NĂM 2020

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI

Tóm tắt lý thuyết

I. Sự điện li

1. Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.

2. Chất điện li: là những chất tan trong nước phân li ra được ion.

Dung dịch trong nước của các chất điện li sẽ dẫn điện được.

3. Phương trình điện li:

AXIT → CATION H+ + ANION GỐC AXIT

BAZƠ → CATION KIM LOẠI + ANION OH-

MUỐI → CATION KIM LOẠI (hoặc NH4+) + ANION GỐC AXIT.

4. Các hệ quả:

- Trong một dung dịch, tổng ion dương = tổng ion âm.

- Tổng số gam các ion sẽ bằng tổng số gam các chất tan có trong dung dịch đó.

II. Phân loại các chất điện li

1. Độ điện li: ( α )

α = n/no.

ĐK: 0 < 1.

n: số phân tử hoà tan; no: số phân tử ban đầu.

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:

a. Chất điện li mạnh: Là những chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion (α = 1, phương trình biểu diễn →).

Axit mạnh: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4, HBr, HI, ...

Bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ba(OH)2, ...

Muối: Hầu hết các muối (trừ HgCl2, Hg(CN)2).

b. Chất điện li yếu: Là những chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion (0 < 1, phương trình biểu diễn ⇌ ).

Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, H2CO3,

Bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3, NH3, ...

Cân bằng điện li:

VD: HF ⇌ H+ + F-

* Ảnh hưởng của sự pha trộn đến độ điện li α : Khi pha loãng α tăng.

B. VÍ DỤ MINH HỌA

Bài 1: Cho các chất sau: NaCl; HF; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; H3PO4; (NH4)3PO4; H2CO3; ancol etylic; CH3COOH; AgNO3; Glucozơ; glyxerol; Al(OH)3; Fe(OH)2; HNO3.

Xác định chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu, chất không điện ly? Viết phương trình điện ly của các chất (nếu có).

Hướng dẫn giải:

- Chất điện ly mạnh: NaCl; CuSO4; NaOH; Mg(NO3)2; (NH4)3PO4; AgNO3; HNO3.

Phương trình điện ly:

NaCl → Na+ + Cl-                                                         CuSO4 → Cu2+ + SO42-

NaOH → Na+ + OH-                                                     Mg(NO3)2 → Mg2+ + 2NO3-

(NH4)3PO4 → 3NH4+ + PO43-                                       AgNO3 → Ag+ + NO3-

HNO3 → H+ + NO3-

- Chất điện ly yếu: HF; H3PO4; H2CO3; CH3COOH; Al(OH)3; Fe(OH)2.

Phương trình điện ly:

HF ⇔ H+ + F-                                                                CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+

H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4-                                                 Al(OH)3 ⇔ Al3+ + 3OH-

H2PO4- ⇔ H+ + HPO42-                                                H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-

HPO42- ⇔ H+ + PO43-                                                   HCO3- ⇔ H+ + CO32-

Fe(OH)2 ⇔ Fe2+ + OH-

- Chất không điện ly: Glucozơ; glyxerol; ancol etylic.

Bài 2: Pha loãng dần dần một dung dịch axit sunfuric, người ta thấy độ dẫn điện của dung dịch lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần. Hãy giải thích hiện tượng.

Hướng dẫn giải:

Axit sunfuric phân li như sau :

H2SO4 → H+ + HSO4- : điện li hoàn toàn.

HSO4- ⇔ H+ + SO42- : K = 10-2

Lúc đầu khi pha loãng dung dịch, độ điện li tăng lên làm tăng nồng độ ion. Do đó độ dẫn điện tăng. Trong dung dịch rất loãng, sự điện li coi như hoàn toàn, lúc đó nếu tiếp tục pha loãng thì nồng độ ion giảm làm cho độ dẫn điện giảm.

Bài 3: Theo thuyết axit-bazơ của Bronsted, các chất sau giữ vai trò là axit – bazơ - lưỡng tính - trung tính: HSO4-, H2PO4-, PO43-, NH3, S2-, Na+ , Al3+, Cl- , CO32- , NH4+, HS-

Hướng dẫn giải:

-Axit: NH4+, HSO4-, Al3+

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O-

HSO4- + H2O ⇔ SO42- + H3O-

Al3+ + H2O ⇔ [Al(OH)]2+ + H+

-Bazơ: PO43-, NH3, S2-, CO32-

PO43- + H2O ⇔ HPO4- + OH-

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-

S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

CO32- + H2O ⇔ HCO3- + OH-

-Lưỡng tính: H2PO4-, HS-

H2PO4- + H2O ⇔ H3PO4 + OH-

H2PO4- + H2O ⇔ HPO42- + H3O+

HS- + H2O ⇔ H2S + OH-

HS- + H2O ⇔ S2- + H3O+

-Trung tính: Na+, Cl-

Bài 4: Từ quan điểm axit-bazơ của Bronsted, hãy cho biết tính axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính của các dung dịch sau: NaCl, Na2S, NaHCO3, Cu(NO3)2. NH4Cl, CH3COOK, Ba(NO3)2, Na2CO3.

Hướng dẫn giải:

- Dung dịch có tính axit: Cu(NO3)2, NH4Cl.

Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO3-

Cu2+ + H2O ⇔ [Cu(OH)]+ + H+

NH4Cl → NH4+ + Cl-

NH4+ + H2O ⇔ NH3 + H3O+

- Dung dịch có tính bazơ: Na2S, CH3COOK.

Na2S → 2Na+ + S2-

S2- + H2O ⇔ HS- + OH-

CH3COOK → CH3COO- + K+

CH3COO- + H2O ⇔ CH3COOH + OH-

- Dung dịch có tính lưỡng tính: NaHCO3.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

HCO3- + H2O ⇔ H2CO3 + OH-

HCO3- + H2O ⇔ CO32- + H3O+

- Dung dịch trung tính: NaCl, Ba(NO3)2

NaCl → Na+ + Cl-

Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-

C. LUYỆN TẬP

Bài 1: Dãy nào sau đây chỉ chứa các chất điện li mạnh:

A. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.                        B. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.

C. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.                       D. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.

Bài 2: Dãy nào sau đây chỉ chứa chất điện ly yếu

A. H2S, HCl, Cu(OH)2, NaOH                                             B. CH3COOH, H2S, Fe(OH)3, Cu(OH)2

C. CH3COOH, Fe(OH)3, HF, HNO3                                    D. H2S, HNO3, Cu(OH)2, KOH.

Bài 3: Phương trình điện ly nào dưới đây viết đúng?

A. HF ⇔ H + F-                     B. Al(OH)3 → Al3+ + 3OH-   C. H3PO4 → 3H+ + PO43-      D. HCl ⇔ H+ + NO3-

Bài 4: Trong dd NaHSO4 có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):

A. NaHSO4; H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O                           B. HSO4-; Na+; H2O

C. H+; SO42-; Na+; H2O                                                         D. H+; HSO4-; SO42-; Na+; H2O

Bài 5: Hấp thụ CO2 vào nước thu được dd có các loại phân tử và ion nào dưới đây (bỏ qua sự điện li của nước):

A. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O                                      B. H2CO3; H+; HCO3-; CO32-; H2O; CO2

C. H+; HCO3-; CO32-; H2O                                                   D. H+; CO32-; H2O

Bài 6: Theo Ahrenius thì kết luận nào sau đây đúng?

A. Bazơ là chất nhận proton                                                 

B. Axit là chất khi tan trong nước phân ly cho ra cation H+

C. Axit là chất nhường proton.

D. Bazơ là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH–.

Bài 7: Theo thuyết Areniut, chất nào sau đây là axit?

A. NH3                                   B. KOH                                  C. C2H5OH                             D. CH3COOH

Bài 8: Theo thuyết Areniut thì chất nào sau đây là bazơ ?

A. HCl                                    B. HNO3                                 C. CH3COOH                        D. KOH

Bài 9: Theo thuyết Bronstet, H2O được coi là axit khi nó:

A. Cho một electron               B. Nhận một electron             C. Cho một proton                 D. Nhận một proton.

Bài 10: Theo thuyết Bronstet, H2O được coi là bazơ khi nó:

A. Cho một electron               B. Nhận một electron             C. Cho một proton                 D. Nhận một proton.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 20 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Phương pháp giải bài tập sự điện li, chất điện li, phương trình điện li môn Hóa 11 năm 2020​. Để xem toàn bộ nội dung chuyên đề các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính.

Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON