YOMEDIA

Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cây khế

Tải về
 
NONE

Truyện Cây khế kể về hai anh em trong một gia đình nọ, từ đó nói lên quan niệm Ở hiền gặp lành, kẻ tham lam, độc ác như người anh sẽ bị trừng trị. Để hiểu hơn về thông điệp của truyện này, Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Phát biểu cảm nghĩ về truyện Cây khế dưới đây. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cây khế.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Khái quát về truyện Cây khế.

b. Thân bài:

* Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em:

- Hai vợ chồng người anh:

+ Từ khi có vợ người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu việc đều trút cho vợ chồng em.

+ Sợ hai người em tranh công liền bàn vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.

+ Chia cho em một gian nhà lụp xụp và cây khế. Còn bao nhiêu ruộng cho làm rẽ và ngồi hưởng sung sướng với vợ.

+ Cho là người em đần độn, không đi lại với em.

- Hai vợ chồng người em:

+ Thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng.

+ Bị chia tài sản bất công nhưng không ca thán.

+ Quanh năm chăm chút cây khế để có thể đem bán lấy tiền.

* Âm mưu của người anh và sự trừng phạt:

- Người anh bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người.

-> Tham lam, ích kỉ.

- Hai vợ chồng người em trở nên giàu có.

-> Lương thiện, thật thà, tốt bụng.

- Ý nghĩa câu chuyện:

+ Phê phán những kẻ tham lam, ích kỉ.

+ Ca ngợi con người hiền lành, chăm chỉ, nhân hậu.

+ Ước mơ của nhân dân về công bằng và sự sung túc.

c. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của truyện Cây khế.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn, em hãy nêu cảm nghĩ của em về truyện Cây khế.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Những câu chuyện cổ tích thường vẫn chứa những tư tưởng đặc sắc ngay trong những ngôn từ hình ảnh bình dị, có lẽ vì vậy mà trai qua biết bao thăng trầm, nó vẫn có cho mình chỗ đứng nhất định trong trái tim của độc giả. Cây khế cũng không ngoại lệ. Nếu chịu khó suy nghĩ, ta cũng có thể tìm ra những tầng nghĩa sâu xa không thua kém những tác phẩm kinh điển nào.

Những nghĩ suy về tình anh em

Người xưa có câu:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Ý muốn nói, anh em ruột thịt là khối gắn kết không thể tách bỏ, song trên thực tế không phải bất cứ anh em nào cũng đoàn kết yêu thương lẫn nhau, mà vẫn tồn tại sự đấu đã, tranh giành các lợi ích vật chất mà quên đi giá trị thật sự của tình anh em. Cây khế vẽ nên một hiện thực như thế, người anh vì tài sản cha mẹ để lại mà trở mặt với người em ruột thịt của mình. Không đoái hoài đến sống chết của người em, đồng tiền chi phối lương tâm của người anh, vắt kiệt đi tính người trong họ. Tác giả nhận thấy được điều đó nên đã lên tiếng tố cáo người anh nói riêng, và một bộ phận người nói chung vì tiền mà quên cả tình thân.

Người anh trai giờ đây đã có vợ, anh ta quên hết cả người em ruột thịt mà ngang nhiên lấy đi hết tài sản, vun vén cho hạnh phúc riêng của mình, chẳng hề đắn đo chỉ đề lại cho người em túp lều nhỏ và một cây khế ra quả ăn nơi góc vườn. Tình anh em thiêng liêng nay lại bị xếp sau giá trị vật chất tầm thường. Vì vậy, câu chuyện muốn gửi lời răn đe đến độc giả, đừng để đồng tiền làm mờ mắt mà quên đi những giá trị đích thực, một ngày nào đó tiền cũng có thể hết song tình thân sẽ luôn tồn tại bên cạnh chúng ta. Đừng như người anh trong câu chuyện, đến lúc đánh mất rồi mới cảm thấy nuối tiếc.

Sống trên đời ta nên biết thế nào là vừa đủ, nên hài lòng với những gì ta có thay vì tham lam những thứ không phải là của mình. Bản tính quá tham lam nên khi nghe đến ăn khế trả vàng thì người anh vô cùng mừng rỡ muốn được giàu có nên đã đổi nhà lấy cây khế để mong được đi theo chim đến hòn đảo vàng bạc, nhưng người anh không ngờ rằng chính vì bản tính tham lam của mình nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả người anh nhận lấy không phải vì chim đã nghiêng cánh hất xuống mà vì lòng tham, chim đã cố gắng nhắc nhở nhưng người anh không hề nghe vẫn muốn giữ lại tất cả.

Nếu chịu bỏ đi một phần tiền vàng thì người anh đã có thể sống sót, nhưng chỉ vì tham lam mà anh ta đã phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình, một cái giá quá đắt mà cho đến cuối cùng anh ta cũng không nhận được bất cứ thứ gì. hi lòng tham của con người ta nổi lên, thì thật đáng sợ, sẽ bất chấp làm mọi thứ chỉ để có được thứ mình mong muốn, cụ thể ở đây chính là tiền của. Hình ảnh túi ba gang tượng trưng cho sự cân bằng trong cuộc sống, tiền của là vật ngoài thân, chỉ cần vừa đủ là được.

Quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân minh, suy nghĩ thiển cận khiến con người ta không còn quan tâm đến giá trị tinh thần cao cả, không còn biết tính toán lâu dài. Sự tham lam nuốt chửng lấy chính tâm hồn của con người, và sau cùng có thể là cả tính mạng. Bởi vậy, cây khế được viết ra là để phê phán những kẻ sống tham lam ích kỉ, chỉ muốn nhận chứ không bao giờ muốn cho đi, đồng thời là lời cảnh báo cho tất cả mọi người, nếu quá tham lam tiền của thì sẽ phải trả giá thật đắt.

Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình. Cây khế là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu cho tư tưởng “ Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã nghe truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng em, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh giữa những cái thiện và cái ác.

Truyện cổ tích “Cây khế” là một câu chuyện có nhiều tình tiết vô cùng hấp dẫn, được tạo bởi trí tưởng tượng của con người khiến cho người đọc vô cùng yêu mến thích thú.

Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật anh và em cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai trưởng thành người anh quyết định phân chia tài sản cho người em ra ngoài ở riêng. Những người anh tham lam chiếm hết tài sản của cải có giá trị, chỉ phân chia cho người em một cây khế và cái lều mà thôi.

Theo như lý giải của người anh trai thì anh ta là cả có trách nhiệm to lớn phải cúng giỗ cha mẹ, rồi trách nhiệm với người quá cố nên những tài sản như nhà cửa, trâu bò, lợn, gà ruộng vườn anh ta có quyền thừa hưởng.

Người em thấy anh phân chia cho mình như vậy cũng không ý kiến gì mà chỉ âm thầm đồng ý. Anh liên dọn ra ở riêng, trông chờ cây khế của mình chín để bán kiếm tiền sống qua ngày. Còn ngày ngày người em phải đi làm thuê cho người ta kiếm tiền mưu sinh. Công việc nặng nhọc nhưng ông vô cùng nhưng người em vẫn vui vẻ yêu đời.

Một ngày nọ, người em ngủ say thì nghe có tiếng chim thần tới ăn khế của mình.. Người em hốt hoảng chạy cầu xin chim thần “Chim ơi đừng ăn khế của ta nữa ta chỉ có cây khế này làm tài sản mà thôi, chim ăn hết rồi ta lấy gì ta sống”

Chim thần nghe vậy liền nói với người em “Ta ăn một quả trả một cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim thần bay đi, để lại người em với những suy nghĩ vô cùng hoang mang không biết chim thần nói hư hay thực.

Nhưng tối hôm đó người em vẫn may một chiếc túi ba gang như lời chim thần nói. Sáng hôm sau, đúng như lời hẹn chim thần đã tới như lời hẹn rồi cõng người em bay qua biển tới một đảo ngoài biển chứa toàn vàng là vàng. Người em thấy nhiều vàng trong lòng vui mừng khôn xiết vội vàng nhặt đầy túi rồi lên lưng chim thần cõng về nhà.

Người em giàu lên trông thấy, khiến cho người anh vô cùng ngạc nhiên không biết nguyên nhân nào khiến người em giàu nhanh như vậy. Người anh sang nhà em chơi hỏi chuyện người em, người em thật thà kể lại câu chuyện chim thần ăn khế trả vàng.

Người anh nghe xong vội vàng xin đổi nhà cửa ruộng vườn cho người em chỉ lấy cây khế và túp lều của người em mà thôi. Người em đồng ý ngay, thế là tối đó người anh sang túp lều của người em để trông nom cây khế.

Ngày hôm sau, chim thần lại tới ăn khế. Người anh làm giống như người em hôm trước khóc lóc cầu xin chim thần đừng ăn khế của mình vì nó là tài sản duy nhất của mình. Chim thần liền đáp “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người anh tham lam tính toán nên đã may hẳn chiếc túi to gấp bốn lần mười hai gang tay để đi lấy vàng như lời chim thần nói.

Ngày hôm sau đúng như lời nói hứa, chim thần đã tới và đưa người anh đi lấy vàng. Người anh tới đảo vàng hai mắt sáng rực vô cùng mừng rỡ vội vàng nhét đầy túi tham của mình. Nhưng trên đường về gặp mưa bão người anh vốn đã to béo, lại mang quá nhiều vàng khiến chim thần đuối sức nên đã hất người anh ngã xuống biển chết mất mạng.

Người anh phải gánh hậu quả thiệt mạng vì lòng tham vô đáy của mình, anh ta không nghe lời dặn của người dặn dò của chim thần nên đã thiệt mạng.Chú chim thần trong câu chuyện “Cây khế” là một người vô cùng trọng chữ tín, luôn thực hiện đúng lời hứa của mình, khi ăn khế chim thần đã hứa trả vàng nên lần nào cũng thực hiện vô cùng nghiêm túc lời hứa của mình.

Thông qua câu chuyện cổ tích “Cây khế” người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này, để không biến mình thành kẻ tham lam.

Tình cảm gia đình, tình cảm anh em luôn được người xưa coi như chân tay, vô cùng thiêng liêng cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm anh em gắn bó tình cảm máu mủ, cùng cha cùng mẹ.

Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp bão. Người anh tham lam nên đã biến mình thành nô lệ cho đồng tiền, chim thần đã giữ lời hứa nhưng người anh lại không giữ lời may một chiếc túi quá to khiến chim phải vất vả mang anh ta qua biển, nhưng gặp bão nên việc chim thần hất anh ta rơi xuống biển chính là hậu quả mà anh ta phải gánh chịu.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON