YOMEDIA

Phát biểu cảm nghĩ truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh

Tải về
 
NONE

Ngữ văn lớp 6: Phát biểu cảm nghĩ truyện Con hổ có nghĩa do Vũ Trinh sáng tác được HỌC247 sưu tầm, biên soạn và giới thiệu với quý thầy cô cùng các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 làm tài liệu tham khảo và ôn thi. Hy vọng tài liệu này giúp các em hiểu rõ tư tưởng mà Vũ Trinh muốn gửi gắm thông qua tác phẩm. Truyện giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người, làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy. Để hiểu rõ hơn, mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Con hổ có nghĩa để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

phát biểu cảm nghĩ truyện Con hổ có nghĩa

2. Dàn bài chi tiết

a) Mở bài

  • “Con hổ có nghĩa” của tác giả Vũ Trinh (sống vào cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19), là một truyện ngụ ngôn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
  • Nội dung mượn chuyện loài vật để đề cao đạo lí ân nghĩa của loài người.

b)Thân bài

  • Diễn biến truyện
    • Câu chuyện thứ nhất: Hổ đực nhờ bà đỡ Trần đã đẻ cho hổ cái
      • Bà đỡ Trần nhà ở huyện Đông Triều, nổi tiếng đỡ đẻ mát tay.
      • Một đêm, hổ đực tới nhà, cõng bà chạy vào rừng sâu, nhờ bà đỡ đẻ cho hổ cái.
      • Hổ đực trả ơn bà mười lạng bạc, sau này nhờ số bạc đó, bà đỡ Trần sống qua cảnh mất mùa đói kém,
    • Câu chuyện thứ hai: Hổ trán trắng và Bác tiều phu
      • Bác tiều phu đang đốn củi ở sườn núi thì nhìn thấy dưới chân núi, cỏ cây lay động không ngớt.
      • Bác xuống xem, thì ra hổ trán trắng bị hóc xương nên đau đớn giãy giụa.
      • Bác lấy xương ra giúp hổ.
      • Hôm sau, hổ cõng một con nai để ngay trước cửa nhà bác, đền ơn cứu mạng.
      • Mười năm sau, bác tiều phu chết, hổ đến tận mộ vĩnh biệt.
      • Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu là hổ lại mang lễ vật tới viếng.
  • Ý nghĩa giáo dục của truyện
    • Tưởng tượng ra hai con hổ sống có nghĩa có tình đến như vậy là tác giả có mục đích giáo huấn rõ ràng: Loài vật đã vậy, loài người phải sống ra sao cho đúng đạo làm người.

c) Kết bài

  • Truyện “Con hổ có nghĩa” giáo huấn đạo đức bằng hình tượng nghệ thuật sinh động nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu
  • Bài học đúc kết từ truyện là đề cao lòng biết ơn và nhắc nhở con người phải sống cho có tình có nghĩa.

Bài văn mẫu

Đề bài: Truyện “Con hổ có nghĩa” (Chương trình Ngữ văn lớp 6, tập 1) là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đọc truyện.

Gợi ý làm bài

Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ Hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư cấu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện “Con hổ có nghĩa” là một thí dụ điển hình.

Ngay sau khi bà Trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được “mẹ tròn con vuông”, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.

Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con Hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc “bụng mang dạ chửa”, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương Hổ cái lúc sắp sinh con..., Hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tay ân nhân cứu mạng vợ mình.

-- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy --

Chúng ta thấy rằng trên thực tế có những con hổ có nghĩa nhưng hẳn không thế cao đẹp như con hổ trong truyện.

Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người. Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa. Nhưng từ xưa đến nay trong tiềm thức nhân dân ta hổ là loài hung tợn nhất vậy sao lại có nghĩa và ân tình đến thế. Con Hổ đực và Hổ trán trắng đã được tác giả thổi vào suy nghĩ và hành động của con người, và nó hành động như con người. Loài vật dữ tợn như vậy mà trong lòng ẩn chứa bao tình cảm con người, ân nghĩa vẹn tròn, có tình có nghĩa. Vậy con người thì sao? Câu chuyện mượn hình ảnh hai con hổ trả ơn đáp nghĩa để răn dạy con người phải sống có nghĩa. Khi người khác gặp hoạn nạn phải sẵn lòng giúp đỡ không nề hà, nguy hiểm. Bà đỡ Trần và bác tiều phu có sợ hổ ăn thịt không? Họ sợ chứ, nhưng nhờ lòng yêu thương của một con người, tình cảm con người họ vượt qua sợ hãi cứu hai con hổ thoát chết.

Và khi mang ơn, chịu ơn phải biết nhớ ơn và tìm cách trả ơn. Sự trả ơn phải xuất phát từ sự ngưỡng mộ, khâm phục và lòng biết ơn chân thành, từ suy nghĩ và hành động, từ sự nhận thức về đạo lí, cuộc sống ở đời. Người làm ơn không so đo tính toán, giúp đỡ kẻ khác gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm, đồng thời kẻ chịu ơn phải khắc cốt ghi xương, ở đây ta nhận thấy điều đáng quý, đáng khâm phục của hình ảnh hai người làm việc nghĩa là bác tiều và bà Trần là: Họ không hề đòi hỏi gì sau khi cứu hổ mẹ và hổ trán trắng. Và dường như họ sinh ra là để làm việc thiện. Và cũng rất tự nhiên, hai con hổ trả ơn, đáp nghĩa như một thói quen, bản năng có sẵn.

Câu chuyện hết sức sâu sắc, nó không chỉ dừng lại ở góc độ một con vật, một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại. Bất kì một xã hội nào mà con người sống với nhau nhân nghĩa, yêu thương đều phải ca ngợi, và có như vậy xã hội mới tốt đẹp. Từ xưa cho đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống đẹp “sống có ân nghĩa”. Đặc biệt qua câu chuyện này chúng ta càng hiểu thêm rằng “ân nghĩa” là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc, công danh, giúp họ quên đi sự sòng phẳng mua bán bằng tiền. Câu chuyện mang tính triết lí sâu sắc, mang một lối sống đáng khâm phục, cảm động xiết bao. Đã bao câu chuyện, đã bao lần con người nói đến “có nghĩa”. Cái nghĩa chính là cái gốc làm nên giá trị đích thực trong nhân cách sống của con người. Và hơn thế cái nghĩa trong mỗi người phải luôn tự tu dưỡng, hoàn chỉnh. Đó cũng chính là đạo đức sống. Câu chuyện khuyên dạy chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn. Đồng thời câu chuyện đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn sau trước. Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn.

Khi học xong câu chuyện, em như lớn lên trước đạo lý trong cuộc sống, chịu ơn thì phải trả ơn, ơn nghĩa ấy trả đến bao giờ cũng không hết, và phải lấy đó làm phương châm sống, lẽ sống. Em thầm mơ ước xã hội này, thế giới này, ai ai cũng hiểu và làm được như vậy.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần nội dung văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ truyện "Con hổ có nghĩa" của Vũ Trinh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm soạn bài Con hổ có nghĩa và bài giảng Con hổ có nghĩa nhằm củng cố và ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất của tác phẩm để có đủ cơ sở lý luận, tiến hành viết văn. Hy vọng với những tài liệu này sẽ cung cấp cho quý thầy cô và các em có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm. Ngoài ra, tài liệu còn nhằm hướng dẫn và nâng cao kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh cho các em.

-- MOD Ngữ Văn HỌC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON