YOMEDIA

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu

Tải về
 
NONE

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn là một bài văn mẫu được Học247 biên soạn và tổng hợp. Với bài văn mẫu này, các em sẽ cảm nhận được lòng đố kị, ganh ghét, ác độc của Trịnh Hâm đối với Vân Tiên. Đồng thời, các em cũng sẽ thấy được tấm lòng nhân từ và cách sống của Ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn ngời sáng như thế nào? Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là nhà thơ mù yêu nước của Nam Bộ.
  • Giới thiệu đoạn trích
    • Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện
    • Đoạn trích kể về việc Vân Tiên và Tiểu Đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.

2. Thân bài

  • Tội ác của Trịnh Hâm
    • Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.
    • Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.
    • Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.
    • Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.
    • Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.

⇒ Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.

  • Việc làm nhân đức và nhân cách của Ngư Ông
    • Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.
    • Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
    • Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:
      • Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
      • Khi cứu mạng không cần đền đáp.
      • Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
    • Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.
  • Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.

3. Kết bài

  • Nội dung:
    • Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.
    • Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.
  • Nghệ thuật
    • Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn.
    • Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.
    • Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

Gợi ý làm bài:

Chiếc thuyền nan nhỏ bé, mỏng manh trôi nổi giữa dòng sông lớn rộng mà không sợ đắm chìm. Cuộc đời Ngư Ông gắn với chiếc thuyền ấy. Chẳng những ông không sợ, trái lại lúc nào cũng ung dung, lấy nước mưa để tắm rửa thân mình, mượn gió mát để chải tóc, vuốt râu.

Phải chăng, để định hướng cho người đọc tập trung chú ý vào nhân vật chính của cuốn truyện thơ “Lục Vân Tiên" các tác giả sách giáo khoa đặt tên cho đoạn trích từ câu 938 (Đêm khuya...) đến câu 976 (... trong vời Hàn Giang) là "Lục Vân Tiên gặp nạn" ? Nếu được phép góp ý, tôi chọn tên khác: "Gặp nạn, Lục Vân Tiên được thần và dân cứu giúp", "Người hiền gặp người hiền", hoặc "Ngư Ông cứu giúp Lục Vân Tiên". Gọi bằng những tên ấy vì tôi cảm nhận thật rõ ràng, ở đoạn truyện này, hình tượng Lục Vân Tiên mờ đi chút ít. Trái lại, hai nhân vật phụ: Trịnh Hâm - tượng trưng cho kẻ ác và Ngư Ông - tiêu biểu cho người thiện - đậm nét hơn. Tại đây, cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác diễn ra không sôi động như đoạn Vân Tiên đánh cướp. Nó nhẹ nhàng mà thấm thía, đẹp như trong truyện cổ tích, trong những giấc mơ, vẻ đẹp nhẹ nhàng và thơ mộng đó tỏa ra từ nhân vật Ngư Ông. “Thuyền nan một chiếc ở đời"... cả gia đình, cuộc sống, việc làm, những nỗi niềm buồn vui, tâm sự của người bình dân ấy thu lại trên một chiếc thuyền nan nhỏ bé, đơn sơ mà sao nhân cách con người, quan niệm về cuộc sống của ông rộng lớn, thanh cao đến thế.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu cũng mỏng manh, trôi nổi như chiếc thuyền của Ngư Ông. Song cuộc đời ấy không phút nào ngơi nghỉ truyền bá đạo lí làm người, đấu tranh chống xâm lược. "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Trong bài "Than đạo", ông đã viết như vậy. Truyện Lục Vân Tiên phải chăng là chuyến mở đầu trên con thuyền chở đạo cần cù, kì diệu ấy. Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Vần thơ Nguyễn Đình Chiểu là như vậy" (Phạm Văn Đồng).

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON