Cảnh ngày xuân là một đoạn trích từ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn thơ miêu tả về cảnh đi du xuân của chị em nhà Kiều trong tiết trời Thanh minh yên ả, trong trẻo và nhộn nhịp. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân do Học247 biên soạn và tổng hợp, sẽ giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo khi tiến hành viết bài văn phân tích đoạn trích này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ tóm tắt dàn ý
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.
- Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.
- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân
- Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
- Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.
2. Thân bài
- Khung cảnh mùa xuân
- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
- Chim én đưa thoi
- Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi
- Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.
- Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.
⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.
- Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.
- Hội đạp thanh.
- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:
- Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.
- Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
- Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.
- Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
- Bóng ngả về tây: thời gian, không gian chuyển sang chiều tối
- Cảnh vật và người trở nên thưa vắng.
- Từ láy: thanh thanh, nao nao, thơ thẩn.
⇒ Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra.
3. Kết bài
- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.
- Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du
Gợi ý làm bài:
Được coi là một trong bốn bức tranh tứ bình trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” có thể nói là một trong những đoạn thơ tả cảnh xuất sắc nhất của tập truyện Nôm này, cũng là một trong những đoạn thơ tiêu biểu, đặc trưng của cảnh mùa xuân trong thơ ca việt Nam. Mở đầu đoạn thơ là cảnh báo xuân tươi đẹp:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Đoạn thơ khép lại trong sự tiếc nuối của chị em Kiều cũng là lúc cảnh chiều buông xuống kết thúc ngày lễ thanh minh. Bằng 18 câu thơ với những bút pháp nghệ thuật đậm chất phương Đông, Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh ngày xuân vừa mộng mơ, lãng mạn lại có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, làm người đọc đi theo từng mạch cảm xúc của bài thơ không thể dứt ra. Đúng là tả cảnh 4 mùa, không ai có thể qua được đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----