Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một bài soạn văn mẫu được Học247 biên soạn và tổng hợp. Với bố cục gồm 3 phần: sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng các em sẽ dễ dàng lập dàng ý chi tiết cũng như viết một bài văn mẫu hoàn chỉnh, đạt được kết quả cao. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:
A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt
B. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Cao Bá Quát
- Cao Bá Quát (1809 – 1855), quê tỉnh Bắc Ninh.
- Ông là nhà thơ tài năng và bản lĩnh.
- Thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, lạc hậu.
- Giới thiệu về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Cao Bá Quát làm trong những lần ông vào Huế thi hội.
2. Thân bài
- Hình ảnh người đi đường trên bãi cát – cuộc đời
-
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
- Không gian: “Bãi cát dài lại bãi cát dài”
- Bãi cát dài, mênh mông, vô tận, mịt mờ và khó xác định.
- Từ “lại” nhấn mạnh sự nối dài tít tắp của bãi cát ⇒ sự chán chường, ngán ngẫm của nhân vật trữ tình.
- Thời gian: “mặt trời đã lặn” ⇒ vào buổi chiều tà.
- Tư thế con người: “Đi một bước như lùi một bước” ⇒ gợi sự vất vả, gian truân.
- Hình ảnh:
- Bãi cát: là con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, gian nan và mịt mù.
- Người đi trên bãi cát: biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời. Tuy chưa tìm ra được một con đường nào khác, nhưng con người này đã nhận thức được rõ ràng mỗi bước đi trên con đường ấy là khó khăn và thử thách.
- Nỗi niềm của nhân vật trữ tình: “nước mắt rơi” ⇒ tâm trạng mệt mỏi, buồn bã, kiệt sức nhưng vẫn cố gắng bước tiếp.
- Không gian: “Bãi cát dài lại bãi cát dài”
- Thực tế cuộc đời đầy cay đắng, vô vị
-
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời,
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
- Điển cố về Hạ Hầu Ấn: nói lên nỗi niềm ưu thời của nhân vật trữ tình ⇒ thể hiện tấm lòng đa mang cùng thời cuộc, không thể làm ngơ trước hoàn cảnh ngổn ngang của xã hội.
- Quy luật xưa nay về phường danh lợi
- Hình ảnh “quán rượu ngon”: danh lợi
- “Người say”: người đi tìm danh lợi, số lượng vô cùng nhiều, tất bật chạy ngược chạy xuôi để cầu danh lợi cho bản thân.
- “Người tỉnh”: người có trách nhiệm với cuộc đời, với thời cuộc lại cô độc, trơ trọi trên hành trình tìm chân lí.
- Nêu lên nhận định về những kẻ ham danh lợi, đồng thời thể hiện thái độ dứt khoát thoát khỏi con đường danh lợi vô nghĩa, tầm thường.
- Nhân vật trữ tình tự nhận thấy mình cô độc trên hành trình mới, hành trình thoát khỏi vòng danh lợi.
- Sự bế tắc và nỗi tuyệt vọng của người đi
-
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
- Tâm trạng băn khoăn đến thảng thốt “biết tính sao” để rồi rơi vào “đường cùng”
- Đường bằng ⇒ mờ mịt
- Đường ghê sợ ⇒ còn nhiều
- Phía bắc ⇒ núi muôn trùng
- Phía nam ⇒ sóng dào dạt
- Sự bế tắc không lối thoát
- Câu hỏi tu từ “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”
- Khát khao một sự đổi mới.
- Muốn thoát khỏi con đường cũ để đi tìm một con đường mới.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Đây là một khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của một con người cô đơn, tuyệt vọng trên con đường đời.
- Nghệ thuật:
- Hình tượng thơ độc đáo, sáng tạo.
- Hình ảnh thơ vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trung sâu sắc.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
Gợi ý làm bài
Người đời đã ca tụng rằng :
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----
Trong bài thơ tác giả đã đặt mình vào rất nhiều vị trí, tựa như đại diện cho biết bao nhiêu danh nhân, học giả khác cũng đương phải chịu cảnh bất công như Cao Bá Quát. Tác giả đã sử dụng nhiều đại từ xưng hô, có khi là một “vị lữ hành” cô độc trên bãi cát, khi lại là đại từ “ta" chỉ bản thân mình. Các cách xưng hô khác nhau nhưng đều chung một thái độ trăn trở, bất cần của thi sĩ trước xã hội bất công.
Bài thơ là lời tâm sự chân thành của người có tài nhưng bị xã hội quay lưng, ruồng bỏ, trọng vật chất mà bỏ qua những nhân tài. Tác giả đã gửi gắm trọn vẹn những cảm giác thất vọng, bế tắc, tuyệt vọng của một bậc trí thức trước một thời đại đen tối, đầy nghịch cảnh.
Trên đây là bài văn mẫu Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát do Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp cho các em có thêm tư liệu để tham khảo. Ngoài ra, các em có thể tham khảo:
- Cảm nhận về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm