YOMEDIA

Oxi - Lưu huỳnh trong đề thi THPT QG môn Hóa học có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Oxi - Lưu huỳnh trong đề thi THPT QG môn Hóa học có đáp án. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

OXI - LƯU HUỲNH TRONG ĐỀ THI THPT QG MÔN HÓA HỌC (CÓ ĐÁP ÁN)

 

Câu 1. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với

A. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.            B. H2S, O2, nước Br2.

C. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.                         D. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.

Câu 2.Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc).    Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.                    B. 75ml.                      C. 60ml.                      D. 30ml.

Câu 3.Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 9,52.                       B. 10,27.                     C. 8,98.                       D. 7,25.

Câu 4. Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. NH3 và HCl.                     

B. H2S và Cl2.                        

C. Cl2 và O2.              

D. HI và O3.

Câu 5. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là

A. MgSO4 và FeSO4.

B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.        

C. MgSO4.                 

D. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.           

Câu 6. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là

A. Cu.                        B. Zn.                          C. Fe.                          D. Mg.

Câu 7. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Al.                         B. CuO.                      C. Cu.                           D. Fe.

Câu 8. Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là

A. 20.                        B. 80.                          C. 40.                          D. 60.

Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là

A. 4,81 gam.             B. 5,81 gam.               C. 3,81 gam.               D. 6,81 gam.

Câu 10. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được

A. 0,12 mol FeSO4.                                         B. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.

C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.    D. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.

Câu 11. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là

A. 12,67%.               B. 85,30%.                  C. 90,27%.                  D. 82,20%.

Câu 12. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là

A. FeO.                    B. FeS2.                       C. FeS.                       D. FeCO3.

Câu 13. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2.                        

B. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl.

C. O3 + 2KI + H2O →  2KOH + I2 + O2.

D. Cl2 + 2NaOH →  NaCl + NaClO + H2O.

Câu 14. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2

A. 4.                       B. 6.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 15. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                               B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                             D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 16. Cho sơ đồ : NaOH Fe(OH)2 Fe2(SO4)3 BaSO4.

Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:

A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.                    B. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.

C. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.                          D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2.

Câu 17. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G.  Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 2,80.                  B. 3,36.                           C. 3,08.                       D. 4,48.

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan là

A. Fe2(SO4)3 và H2SO4.         

B. FeSO4.                   

C. Fe2(SO4)3.              

D. FeSO4 và H2SO4.

Câu 19. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là

 A. 38,93 gam.                         B. 103,85 gam.                       

C. 25,95 gam.                         D. 77,86 gam.

Câu 20. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,08.                   B. 0,18.                             C. 0,23.                      D. 0,16.

Câu 21. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 75 ml.                 B. 50 ml.                          C. 57 ml.                     D. 90 ml.

Câu 22. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách

A. nhiệt phân Cu(NO3)2.                                 B. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.

C. điện phân nước.                                         D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

...

Trên đây là phần trích dẫn Oxi - Lưu huỳnh trong đề thi THPT QG môn Hóa học có đáp án, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF