YOMEDIA

Nghị luận đức tính khiêm nhường

Tải về
 
NONE

Nghị luận đức tính khiêm nhường được Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em phân tích được một đức tính, phẩm chất tốt đẹp của con người. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí để nắm vững nội dung bài học hơn.   

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính khiêm nhường. Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).

2.  Thân bài

  • Giải thích ý kiến
    • Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.
    • Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.
  • Bàn luận
    • Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống
      • Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
      • Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
      • Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
      • Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:
        • Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.
        • Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.
    • Vì sao cần phải khiêm nhường?
      • Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.
      • Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
      • Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.
    • Mở rộng, phản đề
      • Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.
      • Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
  • Bài học nhận thức và hành động
    • Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
    • Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

3. Kết bài

  • Khái quát lại nhận định của bản thân về đức tính khiêm nhường.
  • Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận đức tính khiêm nhường

Gợi ý làm bài:

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng đồng xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập, có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một đức tính tốt đẹp cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Hay anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn, vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.

Trên đây là bài văn mẫu Nghị luận đức tính khiêm nhường, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF