Một số dạng bài tập cơ bản thường gặp về nito, photpho môn Hóa học 11 năm 2021 được hoc247 biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm các nội dung: tóm tắt lý thuyết, bài tập minh họa và phần luyện tập. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
1. Dạng 1: Hiệu suất tổng hợp NH3
N2 + 3H2 ⇔ 2NH3
+ Tính số mol các chất để xác định hiệu suất tính theo chất nào, nếu bài toán không cho ta tự đặt lượng mol cho các chất đúng với tỉ lệ đề bài cho.
+ Sử dụng bảo toàn khối lượng để xác định số mol trước và sau phản ứng.
2. Dạng 2: Lập công thức phân tử oxit của nitơ
+ Đặt công thức phân tử NxOy
+ Sử dụng các dữ kiện để xác định x, y (1≤ x ≤2; 1≤ y ≤ 5; x,y nguyên )
3. Dạng 3: Bài toán về axit HNO3
+ HNO3 có N5+ ⇒ Có oxi hóa mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử như: Kim loại, phi kim, các hợp chất Fe(II), hợp chất S2-, I-. Và sản phẩm khử gồm các khí như: N2O, N2, NO, NO2 hoặc muối amoni (NH4+)
+ Sử dụng phương pháp bảo toàn e để giải toán
Chú ý:
+ Al, Cr, Fe bị thụ động ( không phản ứng) với trong axit HNO3 đặc, nguội
+ Một số bài toán ta phải chú ý biện luận trường hợp tạo ra các sản phẩm khử
+ Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ không có tính khử chỉ xảy ra phản ứng trung hòa
+ Kim loại có nhiều hóa trị (như Fe, Cr), nếu dùng dư axit sẽ tạo muối hóa trị 3 của kim loại (Fe3+, Cr3+); nếu axit dùng thiếu, dư kim loại sẽ tạo muối hóa trị 2 (Fe2+, Cr2+), hoặc có thể tạo đồng thời 2 loại muối.
4. Dạng 4: Phản ứng của muối NO3- trong môi trường axit
Các chất khử phản ứng với muối NO3- trong môi trường axit tương tự phản ứng với HNO3. Ta cần quan tâm bản chất phản ứng là phương trình ion.
5. Dạng 5: Nhiệt phân muối nitrat
+ Muối nitrat của kim loại đứng trước Mg → muối nitrit + O2
+ Muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu → Oxit kim loại + NO2 + O2
+ Muối nitrat của kim loại đứng sau Cu → Kim loại + NO2 + O2
+ Muối NH4NO3 → N2O + 2H2O
Chú ý: mc/r giảm = mkhí
6. Dạng 6: Bài tập về amoni
- Dung dịch NH3 ( NH4OH) có tính bazơ
- Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan các hiđroxit của các kim loại Cu, Ag, Zn
- Khí NH3 có tính khử
7. Dạng 7: Axit H3PO4 hoặc P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm
Lập tỉ lệ \(T = \frac{{nO{H^ - }}}{{n{H_3}P{O_4}}}\)
+ T≤1 ⇒ Chỉ tạo muối H2PO4-, axit H3PO4 còn dư
+ T = 2 ⇒ Chỉ tạo muối HPO42-
+ T ≥ 3 ⇒ Chỉ tạo muối PO43-, kiềm dư
+ T ∈ (1 ; 2) ⇒ Tạo 2 muối H2PO4- và HPO42-
+ T ∈ (2 ; 3) ⇒ Tạo 2 muối HPO42- và PO43-
Chú ý: Nếu cho dung dịch kiềm tác dụng với P2O5 ta đưa về H3PO4 rồi giải như trên.
8. Dạng 8: Bài tập về phân bón
- Phân đạm (N): Phân đạm amoni (NH4+); Phân đạm nitrat (NO3-); Phân ure ( (NH2)2CO). Độ dinh dưỡng = %mN
- Phân lân (P): Supephotphat đơn (Ca(H2PO4)2)và CaSO4 ); supephotphat kép ( chỉ chứa Ca(H2PO4)2). Độ dinh dưỡng = %mP2O5
- Phân kali (K): Độ dinh dưỡng %mK2O
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1 : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 50%.
B. 40%.
C. 25%.
D. 36%.
Hướng dẫn giải:
Sử dụng sơ đồ đường chéo ⇒ nN2 : nH2 = 1: 4
Gỉa sử nN2 = 1 mol; nH2 = 4 mol
N2 + 3H2 ⇔ 2NH3
Ban đầu: 1 4 (mol)
Phản ứng: x 3x 2x (mol)
Sau pư: 1-x 4-3x 2x (mol)
Hiệu suất tính theo N2; nsau pư = nH2 + nN2 + nNH3 = 5 – 2x (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mtrước = msau \( \to \frac{{nt}}{{ns}} = \frac{{Ms}}{{Mt}} = \frac{2}{{1,8}} = \frac{{10}}{9}\)
nt = 5mol ⇒ ns = 4,5 mol = 5- 2x
⇒ x = 0,25 mol
⇒ H% = x/1.100% = 25% ⇒ Đáp án C
Bài 2 : Cho a mol N2 phản ứng với 3a mol H2, sau phản ứng áp suất của hệ giảm 10%. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là:
A. 30%
B. 25%
C. 20%
D. 40%
Hướng dẫn giải:
N2 + 3H2 ⇔ 2NH3
Ban đầu: a 3a (mol)
Hiệu suất tính theo N2 hoặc H2 là như nhau ( do tỉ lệ mol của N2 và H2 = 2 :3)
Áp suất giảm chính là số mol khí giảm
Theo phương trình: ngiảm = 2 nN2 pư = 10% .4a = 0,4a
⇒ nN2 pư = 0,2a
H% = 0,2a/a.100% = 20% ⇒ Đáp án C
Bài 3: Mỗt hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của N là NO, NO2 và NxOy. Biết phần trăm thể tích của các oxit trong X là: %VNO = 45%, %VNO2 = 15%, %VNxOy = 40%, còn phần trăm theo khối lượng NO trong hỗn hợp là 23,6%. Công thức NxOy là:
A. N2O
B. NO
B. NO2
D. N2O4
Hướng dẫn giải:
Cùng điều kiện tỉ lệ V là tỉ lệ n. Gọi nX = a
⇒ nNO = 0,45a mol; nNO2 = 0,15a mol; nNxOy = 0,4a mol.
mNO = 30 × 0,45a = 13,5a (g) ⇒ mX = 13,5a : 23,6% = 57,2a (g)
⇒mNxOy = mhhX – mNO – mNO2 = 57,2a – 13,5a – 6,9a = 36,8a
MNxOy = 36,8a : 0,4a = 92
Vậy oxit NxOy là N2O4 ⇒ Đáp án D
Bài 4 : Hoà tan hoàn toàn m g bột Cu trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch X và 2,24 lit khí NO (đktc). X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2 M được kết tủa Y. Sau khi nung Y đến khối lượng không đổi thu được 20 g chất rắn. Khối lượng Cu ban đầu và nồng độ % dung dịch HNO3 ban đầu:
Hướng dẫn giải:
nNO = 0,1 mol; nNaOH = 0,3.0,2 = 0,06 mol
Y + NaOH → kết tủa Y chỉ chứa Cu(OH)2 toC CuO
nCuO = 20:80 = 0,25 mol
Theo định luật bảo toàn nguyên tố:
nCu (ban đầu) = nCu (trong CuO) = nCu2+ = 0,25 mol
⇒ mCu = 0,25.64 = 16g
Cu → Cu2+ + 2e
0,25 → 0,5 (mol)
Mà: N+5 + 3e → N2+
0,3 ← 0,1 (mol)
0,1 < 0,5 ⇒ phản ứng của Cu và HNO3 phải tạo ra NH4NO3.
ne N5+ → N3- = 0,5 – 0,3 = 0,2 mol
N5+ + 8e → N3-
0,2 → 0,025 (mol) ⇒ nNH4NO3 = 0,025 mol
nOH- = 2nCu2+ + nNH4+ nH+dư = 0,6 mol
⇒ nH+ dư = 0,6 – (2.0,25 + 0,025)= 0,075 (mol)
Bảo toàn nguyên tố N:
nHNO3 = 2nCu(NO3)2 + 2nNH4NO3 + nNO + nHNO3 dư = 0,725 mol
C%HNO3 = 0,725.63/800.100% = 5,71%
Bài 5 : Hoà tan 0,1 mol Cu vào 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất. Giá trị của V:
A. 1,344 lit
B. 1,49 lit
C. 0,672 lit
D. 1,12 lit
Hướng dẫn giải:
nNO3- = 0,12; nH+ = 0,12 + 2. 0,06 = 0,24 mol
3Cu + 2NO3-+ 8H+ → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,1 0,12 0,24 (mol)
⇒ H+ phản ứng hết
nNO = 1/4 nH+ = 0,06 mol ⇒ V = 0,06.22,4 = 1,344 lít
⇒ Đáp án A
Bài 6 : Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KNO3 và Mg(NO3)2 thu được 16,5 gam chất rắn và 12,32 lít khí ( đktc). Phần trăm khối lượng của KNO3 và giá trị của m là:
A. 74,56% và 39,7g
B. 25,44% và 34,1g
C. 25,44% và 39,7g
D. 74,56% và 39,7g
Hướng dẫn giải:
Gọi nKNO3 = x mol; nMg(NO3)2 = y mol
2KNO3 to→ 2KNO2 + O2
x x 0,5x (mol)
2Mg(NO3) to→ 2MgO + 4NO2 + O2
y y 2y 0,5y (mol)
mrắn = 85x + 40y = 16,5
mkhí = 0,5x + 2,5y = 0,55
⇒ x = 0,1 mol; y = 0,2 mol
⇒ m = 0,1.101 + 0,2.148 = 39,7g
%mKNO3 = 0,1.101/39,7.100% = 25,44%
⇒ Đáp án C
Bài 7: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M. Thể tích khí N2 tạo thành là:
A. 2,24 lít B. 0,224 lít C. 0,298 lít D. 0,896 lít
Hướng dẫn giải:
nCuO = 0,04 mol
Chất rắn A + 0,02 mol HCl ⇒ Trong A có CuO còn dư
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
0,01 ← 0,02 (mol)
⇒ nCuO pư với NH3 = 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
0,03 0,01 (mol)
VN2 = 0,01.22,4 = 0,224 lít ⇒ Đáp án A
Bài 8: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 0,2 M vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0,012 M. Khối lượng mỗi muối tạo thành sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. Ca3(PO4)2 3,24g; CaHPO4 0,544g
B. Ca(H2PO4)2 1,872g; CaHPO4 0,544g
C. CaHPO4 0,544g
D. Ca3(PO4)2 3,24g
Hướng dẫn giải:
nH3PO4 = 0,02 mol ; nOH- = 0,024 mol
nOH-/ nH3PO4 = 1,2. Tạo 2 muối H2PO4- ( x mol) và HPO42- (y mol)
Bảo toàn P ta có: nH2PO4- + nHPO42- = nH3PO4 ⇒ x + y = 0,02 (1)
Bảo toàn điện tích: 2nCa2+ = nH2PO4- + 2nHPO42-
⇒ x + 2y = 0,024 (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,016; y = 0,004
⇒ nCa(H2PO4)2 = 0,008 mol ⇒ mCa(H2PO4)2 = 0,008.234 = 1,872g
nCaHPO4 = 0,004 mol⇒ mCaHPO4 = 0,004.136 = 0,544 g
Bài 9: Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là
A. 79,26%.
B. 95.51%.
C. 31,54%.
D. 26,17%
Hướng dẫn giải:
Độ dinh dưỡng 50% ⇒ %K2O = 50%
2KCl → K2O
149g → 94 gam
x ← 50%
⇒ x = 50%. 149/94 = 79,26% ⇒Đáp án A
Bài 10: Trong 20g supephôtphat đơn có chứa 5g Ca(H2PO4)2. Độ dinh dưỡng của mẫu lân đó là:
A. 10,23%
B. 12,01%
C. 9,56%
D. 15,17%
Hướng dẫn giải:
Ca(H2PO4)2 → P2O5
234gam → 142 gam
5 → 5.142/234 = 3,03 gam
⇒ %P2O5 = 3,03/20 100% = 15,17% = Độ dinh dưỡng
⇒ Đáp án D
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là
A. 20%. B. 22,5%. C. 25%. D. 27%.
Câu 2: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là
A. 75%. B. 60%. C. 70%. D. 80%.
Câu 3: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2SO4 0,2M; và H3PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch . Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 250. C. 500. D. 1000.
Câu 4: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.
Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí
Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)
A. 4,96 gam. B. 8,80 gam. C. 4,16 gam. D. 17,6 gam.
Câu 5: Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là
A. 76,5 gam. B. 82,5 gam. C. 126,2 gam. D. 180,2 gam.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là
A. Zn. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 7: Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 : cho tác dụng với HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất.
Phần 2 : Hòa tan trong 400 ml HNO3 loãng 0,7M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí.
Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là
A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 1,568 lít. D. 4,48 lít.
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4 là
A. 139,2 gam. B. 13,92 gam. C. 1,392 gam. D. 1392 gam.
Câu 9: Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn . Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 (đặc nóng) thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là
A. 0,14 mol. B. 0,15 mol. C. 0,16 mol. D. 0,18 mol.
Câu 10: Cho a gam hỗn hợp X gồm oxit FeO, CuO, Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250 ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ, thu được dung dịch Y và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 20,143. Tính a
A. 74,88 gam. B. 52,35 gam. C. 72,35 gam. D. 61,79 gam.
Câu 11: Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X và có khí NO thoát ra. Thể tích khí NO bay ra (đktc) và thể tích dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là
A. 4,48 lít và 1,2 lít. B. 5,60 lít và 1,2 lít. C. 4,48 lít và 1,6 lít. D. 5,60 lít và 1,6 lít.
Câu 12: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là
A. 2,24 lít. B. 2,99 lít. C. 4,48 lít. D. 11,2 lít.
Câu 13: Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đkc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng
A. 6,72 gam. B. 7,59 gam. C. 8,10 gam. D. 13,50 gam.
Câu 14: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít B. 448 lít C. 896 lít D. 224 lít
Câu 15: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
A. 49,61%. B. 56,32%. C. 48,86%. D. 68,75%.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 16 đến câu 60 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN PHẦN LUYỆN TẬP
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
B |
C |
A |
C |
C |
A |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
C |
D |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
|
B |
B |
C |
A |
D |
B |
A |
B |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
B |
A |
A |
A |
A |
C |
A |
D |
C |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
|
B |
C |
B |
D |
B |
B |
D |
D |
A |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
B |
D |
C |
C |
C |
C |
A |
D |
B |
C |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số dạng bài tập cơ bản thường gặp về nito, photpho môn Hóa học 11 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Nito - Photpho môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Bế Văn Đàn
- Bộ 117 câu trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Nito môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Vũ Ngọc Phan
Chúc các em học tốt!