YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Lực từ - Cảm ứng từ môn Vật Lý 11 năm 2021

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 2 năm 2021 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lý thuyết và bài tập về Lực từ và Cảm ứng từ môn Vật Lý 11 năm 2021, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần lý thuyết và bài tập để giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Cảm ứng từ:

  • Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực.
  • Biểu thức:  \(B = \frac{F}{{Il}}\) .
  • Điểm đặt: tại điểm đang xét.
  • Hướng: trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
  • Đơn vị Tesla (T).

2. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện:

  • Điểm đặt: đặt tại trung điểm của đoạn dây.
  • Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và đường cảm ứng từ.
  • Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay trái.
  • Độ lớn: F = BIl.sinα    trong đó α là góc tạo bởi hướng của véc tơ cảm ứng từ và hướng dòng điện.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Từ trường đều là từ trường mà các đường sức từ là các đường

A. thẳng.                               

B. song song.          

C. thẳng song song.                       

D. thẳng song song và cách đều nhau.

2. Nhận xét nào sau đây không đúng về cảm ứng từ?

A. Đặc trưng cho từ trường về phương diện tác dụng lực từ;

B. Phụ thuộc vào chiều dài đoạn dây dẫn mang dòng điện;

C. Trùng với hướng của từ trường;

D. Có đơn vị là Tesla.

3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ.                                            

B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiêu dài dây dẫn mang dòng điện.  

C. điện trở dây dẫn.

4. Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện  không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;

B. Vuông góc với véc tơ cảm ứng từ;

C. Vuông góc với mặt phẳng chứa véc tờ cảm ứng từ và dòng điện;

D. Song song với các đường sức từ.

5. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải.                        

B. từ trên xuống dưới.

C. từ trong ra ngoài.                                 

D. từ ngoài vào trong.

6. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới  thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái.                                  

B. từ phải sang trái.

C. từ trên xuống dưới.                               

D. từ dưới lên trên.

7. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó

A. vẫn không đổi.              

B. tăng 2 lần.                       

C. tăng 2 lần.                       

D. giảm 2 lần.

8. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn  lực từ tác dụng lên dây dẫn

A. tăng 2 lần.                       

B. tăng 4 lần.                       

C. không đổi.                       

D. giảm 2 lần.

9. Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

A. 18 N.                                  B. 1,8 N.                    

C. 1800 N.                             D. 0 N.

10. Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là

A. 19,2 N.                               B. 1920 N.                

C. 1,92 N.                              D. 0 N.

11. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1m mang dòng điện 10 A, dặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là

A. 0,50.                                   B. 300.                                   

C. 450.                                    D. 600.

12. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 2 A đặt trong một từ trường đều thì chịu một lực điện 8 N. Nếu dòng điện qua dây dẫn là 0,5 A thì nó chịu một lực từ có độ lớn là

A. 0,5 N.                                 B. 2 N.                                   

C. 4 N.                                    D. 32 N.

13. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã

A. tăng thêm 4,5 A.            

B. tăng thêm 6 A.    

C. giảm bớt 4,5 A.   

D. giảm bớt 6 A.

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Lực từ và Cảm ứng từ môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF