YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập vận dụng các kiến thức trọng tâm Xinap môn Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về cách về Xinap thông qua nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập vận dụng các kiến thức trọng tâm Xinap môn Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

XINAP

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung về xinap

Là nơi tiếp xúc giữa nơron trước với nơron sau hoặc nơron với tế bào khác. Có 2 loại xinap:

- Xináp hoá học có khe xinap rộng. Truyền tin qua chất trung gian hóa học.   

- Xinap điện có khe xinap hẹp, truyền tin bằng phóng điện trực tiếp.

- Đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học vì loại xinap này có các ưu điểm sau:

+ Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap. Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn.

+ Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.

+ Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra đáp ứng khác nhau.

2. Cấu tạo của xinap hóa học                                                                                                                             Gồm 3 phần: cúc xinap, màng sau xinap, khe xinap.

- Cúc xinap: là phần tận cùng của sợi trục phình to ra. Màng sinh chất của cúc tạo thành màng trước xinap. Trong cúc xinap có nhiều bóng chứa chất trung gian hoá học, ti thể, ion Ca2+

- Màng sau xinap: là màng sinh chất của nơron khác hoặc tế bào cơ, tế bào tuyến có các thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hoá học đến từ bóng xinap.

- Khe xinap: là khe hẹp nằm giữa cúc xinap với màng sau xinap.

Sơ đồ cấu tạo xinap hoá học

3. Cơ chế truyền xung thần kinh qua xinap

*Xinap hoá học:

- Xung thần kinh lan truyền theo sợi trục thần kinh đến cúc xinap làm thay đổi tính thấm của màng với Ca2+, Ca2+ khuếch tán từ ngoài dịch bào vào trong cúc xinap.

- Ca2+ là tác nhân gây vỡ các bóng xinap gắn vào màng trước nơron giải phóng chất trung gian hoá học vào khe xinap.

- Chất trung gian hoá học sẽ gắn với thụ thể đặc hiệu ở màng sau xinap làm thay đổi tính thấm với Na+ của màng sau à xuất hiện điện à xung thần kinh được lan truyền từ nơron này đến nơron khác.

Chất trung gian hóa học không bị “ứ đọng” lại ở màng sau xinap khi hàng loạt  xung thần kinh làm vỡ các bóng chứa chúng và giải phóng chúng đến màng sau xinap vì: ở màng sau xináp có enzim axêtincôlinesteraza thuỷ phân axêtincolin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay trở lại chuỳ xináp và được tái tổng hợp lại thành axetincolin chứa trong các bóng.

*Xinap điện: Xung thần kinh lan truyền trực tiếp từ nơron này sang nơron khác kề bên.

4. Đặc tính của xinap

- Truyền tin qua xinap chỉ theo một chiều, từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại vì:

+ Phía màng sau không có chất trung gian hoá học để đi về phía màng trước.

+ Ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học.

- Thông tin khi đi qua xinap bị chậm lại do lan truyền qua xinap trải qua nhiều giai đoạn và sự lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hóa học qua dịch lỏng, trong khi đó lan truyền trên sợi thần kinh gần giống như kiểu lan truyền điện trên dây dẫn.

- Hiện tượng cộng gộp: kích thích với cường độ dưới ngưỡng vào dây chi phối cơ không làm cơ co nhưng nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng liên tục với tần số cao có thể gây co cơ.

- Xinap có thể bị tác động bởi một số chất.

B. Bài tập

Câu 1: Xináp là:

A. Nơi tiếp xúc giữa chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.

B. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác.

C. Nơi tiếp xúc giữa các nơron với nhau.

D. Nơi tiếp xúc giữa sợi trục của tế bào thần kinh này với thân của tế bào thần kinh bên cạnh.

Hướng dẫn giải

Xináp là nơi tiếp xúc của chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Xináp là diện tiếp xúc giữa

A. các tế bào ở cạnh nhau

B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến

C. tế bào thần kinh với tế bào cơ

D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

Hướng dẫn giải

Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác(tế bào cơ, tế bào tuyến,…)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

A. Xináp hóa học và xinap điện      

B. khe xináp, cúc xinap, màng xinap

C. chùy xináp, khe xinap, màng sau xinap       

D. màng sau, màng giữa và màng trước xinap

Hướng dẫn giải

Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận: chùy xinap, khe xinap, màng sau xinap

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Cấu trúc cơ bản của một xinap gồm có:

A. Khe xinap; các thụ thể trên màng sau xinap

B. Các ti thể, bóng xinap, các chất trung gian hóa học

C. Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap

D. Màng trước xinap, bóng xinap, màng sau xinap

Hướng dẫn giải

1 xinap cơ bản gồm có :Màng trước xinap, khe xinap, màng sau xinap (vì xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với các tế bào khác)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Trong xináp, chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp       

B. chùy xináp

C. màng sau xináp       

D. khe xináp

Hướng dẫn giải

Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin...).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong:

A. Ti thể trong chùy xinap

B. Các thụ thể ở màng sau xinap

C. Các vi ống của chùy xinap và sợi thần kinh

D. Các bóng xinap trong chùy xinap

Hướng dẫn giải

Các chất trung gian hóa học trong xinap được chứa trong các bóng xinap trong chùy xinap.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A.axêtincôlin và đôpamin

B. a xê tin cô lin và serôtônin

C. serôtônin và norađrênalin

D. axêtincôlin và norađrênalin

Hướng dẫn giải

Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp

B. khe xináp

C. chùy xináp      

D. màng sau xináp

Hướng dẫn giải

Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Màng sau xinap có các

A. thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học     

B. các vi ống của chùy xinap

C. bóng xinap  

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Màng sau xinap có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

A. khe xináp

B. cúc xináp

C. các ion Ca2+

D. màng sau xináp

Hướng dẫn giải

Các ion Ca2+ không thuộc thành phần của xinap, chúng luôn có ở trong dịch bào.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Yếu tố không thuộc thành phân xináp là :

A. bóng xináp

B. chùy xináp

C. Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học

D. các ion Ca2+

Hướng dẫn giải

Các ion Ca2+ không thuộc thành phần của xinap, chúng luôn có ở trong dịch bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Vai trò của ion Ca2+ trong sự chuyển xung điện qua xináp:

A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.  

B. Xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.

C. Tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp .

D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.

Hướng dẫn giải

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Ion nào có tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra:

A. Ca2+.  

B. Na+.

C. K+.

D. H+.

Hướng dẫn giải

Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Quá trình truyền tin qua xináp hóa học diễn ra theo trật tự nào?

A. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.

B. Màng sau xináp → khe xináp → chuỳ xináp → màng trước xináp.

C. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

D. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Hướng dẫn giải

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Xung thần kinh được truyền qua xinap theo thứ tự?

A. Chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp → màng trước xináp.

B. Khe xináp → màng trước xináp → chuỳ xináp → màng sau xináp.

C. Màng trước xináp → chuỳ xináp → khe xináp → màng sau xináp.

D. Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Hướng dẫn giải

Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án cần chọn là: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập vận dụng các kiến thức trọng tâm Xinap môn Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF