Nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Vận động Ứng động ở thực vật Sinh học 11 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về ứng động ở thực vật . Mời các em cùng tham khảo
ỨNG ĐỘNG
A. Lý thuyết trọng tâm
I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG
* Khái niệm:
- Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
- Cơ quan thực hiện ứng động có cấu tạo dẹp kiểu lưng bụng (lá hoa, cánh hoa, đài hoa…)
So sánh hướng động và ứng động
Dấu hiệu so sánh |
Hướng động |
Ứng động |
Định nghĩa |
Là hình thức phản ứng của 1 bộ phận cây trước 1 tác nhân kích thích theo hướng xác định |
Là hình thức phản ứng của cây trước 1 tác nhân kích thích không định hướng. |
Đặc điểm |
Tác nhân kích thích về một hướng nhất định |
Tác nhân kích thích không định hướng. |
Hình thức biểu hiện |
Hướng đất, hướng sáng, hướng hóa, hướng nước. |
- Ứng động không sinh trưởng. - Ứng động sinh trưởng |
Vai trò |
Thích nghi với biến đổi môi trường ngoài. |
Thích nghi đa dạng với biến đổi môi trường ngoài. |
II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG:
Kiểu ứng động |
Khái niệm |
Nguyên nhân |
Cơ chế |
Phân loại |
Ví dụ |
Ứng động sinh trưởng |
Là vận động cảm ứng do sự khác biệt nhau về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía đối diện của cơ quan có cấu trúc hình dẹp gây nên( lá, cánh hoa, đài hoa..) |
Do biến đổi tác nhân từ mọi phía. |
Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại hai phía cơ quan của cây gây nên. |
- Quang ứng động: tác nhân là cường độ ánh sáng - Nhiệt ứng động: Tác nhân kích thích là nhiệt độ |
- Ứng động nở hoa: - Sự nở hoa của hoa bồ công anh, Lá me, lá phượng: Sáng nở , tối cụp…(Quang ƯĐ) - Sự nở hoa của hoa tuylip, hoa nghệ tây (Nhiệt ƯĐ) |
- Ứng động không sinh trưởng |
Là các vận động của thực vật do biến động của sức trương nướccủa tế bào chuyên hoá , không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. |
Do tác nhân kích thích của môi trường. |
Do biến đổi hàm lượng nước trong tế bào chuyên hoá và xuất hiện điện thế lan truyền kích thích. |
-Ứng động sức trương: tác nhân kích thích là sự thay đổi sức trương nước trong 1 số tế bào chuyên hoá - Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động: tác nhân kích thích là tiếp xúc và chất hoá học. |
- ƯĐ sức trương: + Ứng động sức trương nhanh: hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ + Ứng động sức trương chậm: vận động đóng mở cảu tế bào khí khổng. - Vận động bắt mồi. |
So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật
Tiêu chí |
Thực vật |
Động vật |
Bộ phận thu nhận kích thích |
Hoa, lá, thân, rễ….. |
Các giác quan, các tế bào thụ cảm. |
Phương thức truyền thông tin |
Không có |
Xung thần kinh |
Bộ phận phân tích, tổng hợp kích thích |
Không có bộ phận phân tích, tổng hợp kích thích. Cơ thể trả lời kích thích 1 cách trực tiếp. |
- Đối với ĐV chưa có hệ thần kinh: trả lời kích thích 1 cách trực tiếp, không có cơ quan phân tích, tổng hợp kích thích. - Đối với ĐV có hệ thần kinh: bộ phận phân tích, tổng hợp kích thích là hệ thần kinh. |
Bộ phận trả lời kích thích |
Hoa, lá, thân, rễ…. |
Các cơ quan đáp ứng |
Đặc điểm chung |
Phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng. |
Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng. |
Biểu hiện hình thức cảm ứng |
- Hướng động (vận động định hướng): hướng động âm, hướng động dương. - Ứng động (vận động cảm ứng): ứng động sinh trưởng. ứng động không sinh trưởng. |
- ĐV chưa có hệ TK: hướng động (chuyển động đến kích thích hoặc tránh xa kích thích). Cơ thể phản ứng lại bằng chuyển động của cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. - ĐV đã có tổ chức TK: các phản xạ, phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ TK. |
Ý nghĩa |
- Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi là giúp cây thích ứng với nhứng biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. - Ứng động giúp thực vật thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. |
Giúp động vật có những phản ứng lại các biến đổi của môi trường sống để thích nghi, tồn tại và phát triển. |
B. Bài tập vận dụng
Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
A. ứng động sinh trưởng
B. quang ứng động
C. ứng động không sinh trưởng
D. điện ứng động
Câu 2. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
B. quang ứng động và điện ứng đông
C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
D. ứng động tổn thương
Câu 3. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động
A. sinh trưởng B. không sinh trưởng
C. ứng động tổn thương D. tiếp xúc
Câu 4. Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) khí khổng đóng mở
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4)
C. (3) và (5) D. (2), (3) và (5)
Câu 5. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động
A. đóng mở khí khổng B. quấn vòng
C. nở hoa D. thức ngủ của lá
{-- Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệuLý thuyết và bài tập ôn tập Vận động Ứng động ở thực vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11
Chúc các em học tập tốt !