Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Ngành thủy sản khu vực Đông Nam Á Địa lí 11 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về ngành nuôi trồng, khai thác thủy sản ở Đông Nam Á.
THỦY HẢI SẢN ĐÔNG NAM Á
I. Lý thuyết
– Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng đàn gia súc khá lớn.
– Trâu bò: Mianma, Inđônêxia. Thái Lan và Việt Nam.
– Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Inđônêxia.
– Gia cầm: chăn nuôi nhiều.
– Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản: là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển do có lợi thế về sông, biển.
- Năm 2003 sản lượng khai thác: 14,5 triệu tấn: Inđônêxia (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn); Philippin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Malayxia(1,3 triệu tấn).
II. Bài tập vận dụng
Câu 1. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
B. Những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. Thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
D. Nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều là các nước đang phát triển, cần nhiêu vốn cho phát triển công nghiệp và nhiều nước còn chưa giải quyết được vấn đề lương thực mà chăn nuôi lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn, cần nhiều vốn nên thiếu vốn cho sản xuất chăn nuôi và cơ sở thức ăn thì lại chưa được đảm bảo.
Câu 2. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
B. Chăn nuôi bò.
. Khai thác và chế biến lâm sản.
D. Nuôi cừu để lấy lông.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 3. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
A. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
B. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên ai đặc biệt là bão.
C. Chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Do những hạn chế về phương tiện khai thác, chậm đổi mới công nghệ trong khai thác hải sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ nên các nước Đông Nam Á chưa phát huy được hết những lợi thế về tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản.
Câu 4. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gàn đay là
A. Thái Lan.
B.In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam.
D.Phi-lip-pin.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 5. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là:
A. Việt Nam.
B. Phi-lip-pin.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Xem lại kiến thức ngành nuôi trồng – đánh bắt thủy hải sản ở Đông Nam Á.
Sản lượng cá đánh bắt được của 3 nước đứng đầu Đông Nam Á là: In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn).
Chọn: D.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Số lượng gia súc khá lớn.
C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò, lợn, gia cầm.
D. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức về ngành chăn nuôi Đông Nam Á.
Các đặc điểm của ngành chăn nuôi Đông Nam Á:
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính.
- Số lượng gia súc khá lớn; trong khu vực trâu bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
=> Vậy, đặc điểm “chăn nuôi đã trở thành ngành chính” là không đúng với ngành chăn nuôi Đông Nam Á.
Chọn đáp án A
Câu 7. Các nước nuôi nhiều gia súc lớn không phải
A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Campuchia và Việt Nam.
B. Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam.
C. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á.
Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a. Thái Lan và Việt Nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
Chọn: C.
Câu 8. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây?
A. Thái Lan.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Việt Nam.
D. Phi-lip-pin.
Hướng dẫn giải
Sản lượng cá đánh bắt được của 3 nước đứng đầu Đông Nam Á là: In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn).
Chọn: B.
Câu 9. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do
A. công nghiệp chế biến thực phẩm chưa phát triển.
B. những hạn chế về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. thiếu vốn, cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
D. nhiều thiên tai, dịch bệnh.
Hướng dẫn giải
Đông Nam Á là một trong những khu vực chưa phát triển, sản lượng lương thực sản xuất được chủ yếu dùng để tiêu dùng trong các hộ gia đình vì vậy cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo cùng với đó là vốn đầu tư cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Chọn: C.
Câu 10. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
B. chăn nuôi bò.
C. khai thác và chế biến lâm sản.
D. nuôi cừu để lấy lông.
Hướng dẫn giải
Đông Nam Á là khu vực có lợi thế về biển. Trừ Lào ra thì tất cả các nước đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế về biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản, du lịch, hàng hải,…
Chọn: A.
Câu 11. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á là:
A. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều.
B. có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào), vùng biển rộng.
D. phương tiện đánh bắt ngày càng được đầu tư hiện đại.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ đặc điểm vị trí địa lý của Đông Nam Á
Đông Nam Á tiếp giáp hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với vùng biển rộng, ấm, nguồn thủy hải sản phong phú, tập trung nhiều ngư trường lớn. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển (trừ Lào). Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ngành đánh bắt thủy sản ở các nước Đông Nam Á.
Chọn đáp án C
Câu 12. Quốc gia nào sau đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?
A. Bru-nây.
B. Lào.
C. Đông-ti-mo
D. Thái Lan.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương.
Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải,… Như vậy, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.
Chọn: B.
Câu 13. Quốc gia nào sau đây có ngành dịch vụ hàng hải phát triển nhất khu vực Đông Nam Á?
A. Ma-lay-si-a.
B. Thái Lan.
C. Việt Nam.
D. Xin-ga-po.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Đây là một quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á.
Xin-ga-po có nhiểu điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển vận tải biển:
- Đây là một quốc đảo ở khu vực Đông Nam Á, xung quanh được bao bọc bởi biển và đại dương, là điều kiện quan trọng cho phát triển giao thông vận tải biển.
- Vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở gần đường xích đạo có khí hậu ổn định, không chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường (giông bão) -> thuận lợi cho bến cảng hoạt động thông suốt quanh năm.
- Sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên cũng là động lực lớn thúc đẩy Xin-ga-po phát triển ngành dịch vụ hàng hải. Phần lớn các mặt hàng thực phầm, nhiên liệu, vật liệu xây dựng…đều được vận chuyển thông qua cảng biển.
- Chính sách phát triển của Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển mạnh mẽ của dich vụ vận tải biển ở Xin-ga-po: nhà nước tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cấp mở rộng cảng biển, áp dụng công nghệ tự động hóa vào quá trình vận chuyển -> nâng cao năng lực bốc dỡ hàng hóa.
=> Nhờ vậy, cảng Xin-gapo đã phát triển trở thành cảng biển lớn thứ 2 thế giới (sau cảng Rốt-tec-đam – Hà Lan) và là cảng trung chuyển số 1 trên thế giới.
Chọn đáp án D
Câu 14. Quốc gia nào sau đây không trực tiếp phát triển ngành dịch vụ hàng hải ở khu vực Đông Nam Á?
A. Ma-lay-si-a
B. Thái Lan.
C. Việt Nam.
D. Lào.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ kiến thức ngành thủy – hải sản các nước Đông Nam Á.
Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển nên không thể trực tiếp phát triển các ngành dịch vụ hàng hải hay du lịch biển,…
Chọn: D.
Câu 15. Chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á chủ yếu là do
A. Dịch vụ thú y kém phát triển.
B. Cơ sở thức ăn chưa đảm bảo.
C. Ít giống tốt có năng suất cao.
D. Sức mua trong nước kém.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ cơ sở vật chất và nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở các nước Đông Nam Á.
- Ở các nước Đông Nam Á, ngành chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: cơ sở thức ăn chủ yếu từ phụ phẩm ngành trồng trọt và các đồng cỏ tự nhiên -> không đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho chăn nuôi.
- Đồng thời, vốn đầu tư thấp nên cơ sở vật chất cho chăn nuôi (dịch vụ thú y, con giống, cơ sở chuồng trại, phương pháp chăn nuôi) chưa được đầu tư hiện đại, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả, chuồng trại hoặc nửa chuồng trại -> mang lại năng suất, chất lượng thấp.
=> Do vậy, chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á.
Chọn: B.
Câu 16. Các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là do
A. Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão.
B. Hầu hết các nước phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
C. Phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ.
D. Số nước tiếp giáp biển ít, đường bờ biển nông, biển ít hải sản.
Hướng dẫn giải
Gợi ý: Liên hệ đời sống kinh tế và cơ sở vật chất ngành đánh bắt thủy sản của phần lớn ngư dân ở các làng chài ven biển khu vực Đông Nam Á.
Các nước Đông Nam Á có lợi thế tiếp giáp với vùng biển rộng, có nhiều ngư trường lớn -> thuận lợi cho phát triển đánh bắt hải sản. Tuy nhiên phần lớn ngư dân vùng biển thuộc các nước Đông Nam Á có đời sống còn khó khăn, phương tiện đánh bắt lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên năng suất thấp, chủ yếu đánh bắt ven bờ => Chưa phát huy được hết lợi thế của tài nguyên hải sản vùng biển.
Chọn: C
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Ngành thủy sản khu vực Đông Nam Á Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Lý thuyết và bài tập ôn tập Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc Địa lí 11
- Tổng ôn Đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á Địa lí 11
- Kiến thức cơ bản và bài tập ôn tập Nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a Địa lí 11
Chúc các em học tập tốt !