YOMEDIA

Chuyên đề Ngành công nghiệp - dịch vụ khu vực Đông Nam Á Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Chuyên đề Ngành công nghiệp - dịch vụ khu vực Đông Nam Á Địa lí 11 do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về khu vực Đông Nam Á đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

NGÀNH CÔNG NGHIỆP – DỊCH VỤ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

I. Lý thuyết

A. Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Sự phát triển này nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá của mỗi quốc gia.

- Các ngành:

+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử…phát triển mạnh.

+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm…nhằm phục vụ xuất khẩu.

  • Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
  • Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, …

B. Dịch vụ

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. Phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Câu 2. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là

A. Công nghiệp dệt may, da dày.

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

C. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Câu 3. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

C. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 4. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là ngành nào dưới đây?

A. Công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

B. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu.

C. Công nghiệp dệt may, da dày.

D. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á.

Giải thích: Những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.. do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực.

Chọn: A.

Câu 5. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. Lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

B. Lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía.

C. Lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á.

Giải thích: Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ờ khu vực này. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa) và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Chọn: D.

Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?

A. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.

B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.

C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.

D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hóa.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về ngành dịch vụ ở Đông Nam Á

Giải thích: Đặc điểm ngành dịch vụ Đông Nam Á:

- Cơ sở hạ tầng của Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hóa.

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

Chọn đáp án A

Câu 7. Hải cảng lớn ở Đông Nam Á không phải là

A. Băng Cốc.

B. Hải Phòng.

C. Xin-ga-po.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Liên hệ kiến thức các hải cảng lớn ở Đông Nam Á.

Giải thích: Xin-ga-po, Băng Cốc và TP. Hồ Chí Minh là những cảng lớn, đáp ứng tiêu chuẩn của các cảng biển quốc tế.

Chọn: B.

Câu 8. Công nghiệp ở các nước Đông Nam Á không phát triển theo hướng nào sau đây?

A. Liên doanh, liên kết với nước ngoài.

B. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ.

C. Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

D. Đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Xem lại kiến thức về phương hướng phát triển công nghiệp ở Đông Nam Á.

Giải thích: Công nghiệp Đông Nam Á phát triển theo hướng:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

- Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động,

- Sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

- Tập trung phát triển các ngành truyền thống và hiện đại nhằm tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu: Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử; Khai thác khoáng sản; Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm,…

Chọn đáp án D

Câu 9. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

B. Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

C. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia.

D. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia.

Hướng dẫn giải

Gợi ý: Liên hệ kiến thức sự phân bố của các ngành công nghiệp Đông Nam Á.

Giải thích: Ngoài một số ngành như khai thác khoảng sản, kim loại, dệt may, sản xuất hang tiêu dùng,… thì ngành khai thác dầu khí cũng đang phát triển nhanh, đặc biệt ở một số nước như: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Ma-lai-xi-a.

Chọn: A.

Câu 10. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước.

B. tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.

C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống.

Hướng dẫn giải

Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng: Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ năng cho người lao động, chú trọng phát triển sản xuất các mặt hang xuất khẩu.

Chọn: B.

Câu 11. Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là

A. Mức ổn định do vấn đề dân tộc, tôn giáo.

B. Đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Thất nghiệp và thiếu việc làm.

Hướng dẫn giải

Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc nhưng lại phân bố rộng không theo biên giới quốc gia nên gây khó khăn lớn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Chọn: A.

Câu 12. Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?

A. Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Phi-lip-pin.

B. In-do-ne-xi-a, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Lào.

C. Việt Nam, Lào, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

D. Cam-pu-chia, Bru-nay, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam.

Hướng dẫn giải

1. Dự án Đường Xuyên Á (Asian Highway hay còn gọi là AH), là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á. Trong khu vực Đông Nam Á đi qua: Campuchia (1.339 km), Indonesia (3.989 km), Myanma (3.003 km), Philippines (3.517 km), Xin-ga-po (19 km), Thái Lan (5.112 km), Việt Nam (2.678 km), Lào (2.297 km).

2. Đông Nam Á lục địa gồm các nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Xin-ga-po.

Chọn: C.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Ngành công nghiệp - dịch vụ khu vực Đông Nam Á Địa lí 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF