YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số hình thức học tập ở động vật Sinh học 11

Tải về
 
NONE

Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng về tập tính trong chương trình Sinh học 11 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số hình thức học tập ở động vật Sinh học 11. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT

A. LÝ THUYẾT

1. Quen nhờn

- Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.

- Ví dụ: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa

- Ví dụ: Ta đánh kẻng và cho cá ăn, nhiều lần sẽ tập được cho cá tập tính mỗi lần nghe kẻng sẽ ngoi lên chờ thức ăn. Nhưng nếu sau đó ta cứ đánh kẻng mà không cho ăn, dần dần nghe kẻng cá sẽ không ngoi lên nữa.

→  Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó.

2. In vết

- Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.

- Ví dụ: Ngỗng xám con mới nở in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

3. Điều kiện hoá

- Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)

+ Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

+ Ví dụ: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cấu nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.

- Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)

+ Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó

+ Ví dụ: B.F.Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

4. Học ngầm

- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được

- Ví dụ: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể nhớ đường để quay về nhà.

5. Học khôn

- Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển

- Ví dụ: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên để đứng lên lấy thức ăn trên cao

B. Bài tập

Câu 1. Tập tính quen nhờ là tập tính động vật không trả lời khi kích thích

A. không liên tục và không gây nguy hiểm gì

B. ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì

C. lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì

D. giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì

Đáp án: C

Câu 2. In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra

A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau

B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau

C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau

D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau

Đáp án: B

Câu 3. Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích

A. đồng thời                                B. liên tiếp nhau

C. trước và sau                          D. rời rạc

Đáp án: A

Câu 4. Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết giữa

A. các hành vi của động vật và các kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

B. một hành vi của động vật với một phần thưởng, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

C. một hành vi của động vật và một kích thích, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

D. hai hành vi của động vật với nhau, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này

Đáp án: B

Câu 5. Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi

B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức

C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự

D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ

Đáp án: C

Câu 6. Học khôn là

A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự

B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới

C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự

D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới

Đáp án: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Một số hình thức học tập ở động vật Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF