YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á Địa lí 11

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á Địa lí 11 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Mục tiêu và cơ chế hợp tác

a. Mục tiêu

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

→ Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

b. Cơ chế hợp tác

- Thông qua các diễn đàn.

- Thông qua các hiệp ước.

- Tổ chức các hội nghị.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”.

- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.

→ Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

2. Thành tựu

- 10/11 quốc gia trở thành thành viên của ASEAN.

- GDP không ngừng tăng, cán cân xuất - nhập khẩu dương.

- Tốc độ tăng trưởng khá cao mặc dù chưa đều và chưa vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi nhanh, cơ sở hạ tầng phát triển.

- Một số đô thị trong khu vực đuổi kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.

- Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.

3. Thách thức

- Trình độ phát triển giữa các quốc gia còn chênh lệch.

- Tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra, nhưng mức độ đói nghèo mỗi quốc gia là khác nhau.

- Nảy sinh các vấn đề xã hội: tôn giáo, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường,...

4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

a. Cơ hội

- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố và nâng cao vị thế của ASEAN.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

- Về kinh tế:

  • Xuất khẩu gạo sang một số nước trong khu vực, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực.
  • Nhập khẩu: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu,...
  • Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm 30% giao dịch thương mại quốc tế nước ta (năm 2015).

b. Thách thức

Tuy nhiên, gặp nhiều thách thức: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị,...

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm

A. 1967.       B. 1977.

C. 1995.       D. 1997.

Câu 2. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.

D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.

Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm

A. 1967.       B. 1984.

C. 1995.       D. 1997.

Câu 4. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?

A. Đông Ti-mo.                      B. Lào.

C. Mi-an-ma.                          D.Bru-nây.

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?

A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.

B. Sử dụng chung một loại tiền.

C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.

D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON