YOMEDIA

Lập dàn ý tả cây đa cổ thụ - Văn mẫu lớp 4

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Lập dàn ý tả cây đa cổ thụ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo để có thể dễ dàng hơn khi tiến hành viết bài văn miêu tả về cây đa cổ thụ. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE

Đề bài: Em hãy lập dàn ý cho bài văn tả cây cổ thụ mà em biết.

Gợi ý làm bài:

1. Dàn ý số 1

a. Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

- Em thấy nó ở đâu?

- Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,...)

b. Thân bài: tả bao quát đến chi tiết

+ Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )

+ Cây khoảng bao nhiêu tuổi?

+ Thân, lá, hoa có màu gì?

+ Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,... )

+ Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)

+ Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)

+ Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,... )

+ Kỉ niệm của em với cây?

c. Kết bài: 

- Nêu cảm nghĩ.

2. Dàn ý số 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu cây muốn tả (cây đa).

- Cây do ai trồng?

- Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi?

- (Trước ngõ nhà em có một cây đa cổ thụ rất lớn, không biết là do ai trông và trổng từ khi nào. Chỉ nghe bố kể rằng tuổi thơ của bố gắn liền với những trưa hè trốn nội ra chơi dưới gốc đa).

b. Thân bài:

- Tả bao quát cây đa: Cây đa cao lớn, cành lá xum xuê...

- Tả từng bộ phận:

+ Gốc đa to bằng chừng nào?

+ Rễ đa có những đặc điểm gì?(chú ý tả rễ phụ).

+ Thân đa (Vỏ cây có màu gì? Trơn hay nhám hoặc xù xì?...)

+ Tán đa (tả cành, lá...).

+ Tả quả đa (Những đặc điểm nổi bật của quả, màu sắc, mùi thơm,…).

c. Kết bài:

- Cảm nhận, tình cảm của em với cây đa cổ thụ.

3. Dàn ý số 3

a. Mở bài:

- Hè năm ngoái em được bố mẹ cho đi chơi ở làng cổ Đường Lâm thuộc huyện Phúc Thọ của thành phố Hà Nội. Ở đây em được nhìn thấy và quan sát một cây đa cổ thụ thật là to.

b. Thân bài:

- Cây đa này đã trải qua hàng trăm tuổi. Cây cao mấy chục mét, tán lá che bóng rợp mát cả một khoảng trời.

- Rễ cây ngoằn ngoèo, có những đoạn rễ trồi lên khỏi mặt đất nhìn như những con trăn khổng lồ, trông rất đáng sợ. Trên những cành cây, có những đoạn rễ buông thõng xuống như một chiếc mành màu nâu rất đẹp mắt.

- Thân cây và gốc cây rất to, đường kính có đến mấy người nắm tay nhau nối vòng tròn mới ôm kín hết.

- Vỏ cây xù xì, bong tróc theo thời gian, có những đoạn thân bị lõm vào trong thành những hố tương đối lớn.

- Cây đa có rất nhiều cành, cành nào cũng to, xanh tốt và xum xuê tán lá.

- Lá đa màu xanh bóng ở mặt trên, một dưới hơi pha chút nâu đỏ và nhiều xương lá. Lá đa to bàng bàn tay em, có nhiều người lấy lá đa rụng xếp thành hình con trâu, bò rất ngộ nghĩnh.

- Dưới gốc đa cổ thụ, có một bà cụ bán hàng nước chè ỏ đó. Bà cụ có mái tóc bạc trông như tóc của một bà tiên bước ra từ truyện cổ tích vậy.

- Các bác nông dân khi đi làm về qua đây thường dừng chân nghỉ lại dưới bóng mát của cây đa cổ thụ.

c. Kết bài:

- Cây đa cổ thụ là nơi mà trẻ em có thể vui đùa dưới bóng mát của tán lá, là nơi bà con nông dân có thể nghỉ giải lao giữa những buổi lao động nặng nhọc ngoài đồng.

- Em cũng rất thích ngồi dưới gốc cây đa nghe cô hướng dẫn du lịch kể lại những câu chuyện lịch sử về làng cổ Đường Lâm, được học cách làm những con trâu, con bò bằng lá đa đáng yêu ấy.

4. Dàn ý số 4

a. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây đa lớn hay nhỏ? (Cây đa cổ thụ.)

- Được trồng ở đâu? (Đầu làng em.)

b. Thân bài:

* Tả cây đa:

- Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.

- Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.

- Ngọn đa cao vượt khỏi luỹ tre lấng.

- Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.

- Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.

- Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghĩ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ...

- Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.

- Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.

c. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

- Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF