YOMEDIA

Kể về ngày hội chọi gà hoặc chọi trâu mà em biết - Văn mẫu lớp 3

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Kể về ngày hội chọi gà hoặc chọi trâu mà em biết dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể chuyện hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn kể về ngày hội chọi gà hoặc chọi trâu mà em biết.

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này.

Lễ hội chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào qụy xuống trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu được mang ra chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.

Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go nhất.

Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc và xô đẩy nhau không phân thắng bại. Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết.

Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt. Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng kia một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần.

Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.

2. Bài văn mẫu số 2

Em rất thích lễ hội chọi gà và đấu vật ở đình làng em.

Lễ hội chọi gà và đấu vật được tổ chức thường niên vào dịp 28 tết. Ấn tượng nhất là màn chọi gà đầu tiên. Từ sáng sớm tinh mơ của ngày 28 âm lịch, những người ở trong hội chọi gà đã ôm những chú gà của mình đi tới đình làng. Những chú gà chọi, mào và cổ đỏ lừ, mắt sắc bén như chỉ muốn nhảy ngay vào cuộc để tranh đấu với những chú gà khác. Những người khác, không mang gà đi chọi nhưng cũng đi từ sớm để chọn cho mình một chỗ thật hợp lí để xem trận đấu rõ nhất. Trận đầu bắt đầu với màn đấu của hai chú gà trống. Hai chú gà rất hăng chiến, sau một hồi đấu, chú gà mang số 02 đã giành chiến thắng. Khi lễ hội bắt đầu, mọi người tán dương, rồi hò vang, rồi cổ vũ cho những chú gà thắng cuộc. Còn những người khác, đánh trống dồn dập như tạo thêm không khí cho buổi lễ thêm náo nhiệt. Đây cũng là lúc những hàng quán được mùa, nào là chong chóng, những hàng nước, kẹo bánh được sắp xếp một góc để người đi xem hội có thể nghỉ ngơi.

Tất cả tạo nên một không khí náo nhiệt đậm chất truyền thống của quê hương.

3. Bài văn mẫu số 3

Trong các lễ hội mùa xuân, em thích nhất là trò chơi chọi gà.

Thường thì gà chọi là những chú gà trống, to cao khỏe mạnh, có hai cặp giò chắc nịch, đầy cơ bắp, với hai cái cựa vừa dài vừa nhọn. Cả người con gà mang một màu đỏ tía, chúng có khá ít lông, những chú gà chiến này được chủ nhân chăm sóc rất kỹ càng để chuẩn bị cho những trận sống mái với gà chiến của đối thủ. Người ta chọn một khu đất trống, sạch sẽ làm sân chọi, người chơi mang gà của mình đến, rồi bốc thăm quyết định lượt thi và đối thủ. Người đến xem có đủ già, trẻ, lớn, bé, quây thành một vòng tròn nhỏ như lớp rào chắn cho sân thi đấu. Bắt đầu trận chọi gà hai bên đem gà chọi của mình ra giữa sân và thả chúng ra, những người xem ra sức cổ vũ, hò hét để kích thích cái máu chọi của hai con gà, chúng bắt đầu lao vào chọi nhau, lúc thì dùng mỏ để mổ đối phương, lúc thì dùng chân đá, đòn nào đòn đấy dứt khoát, mạnh mẽ. Cho đến khi một con gà có dấu hiệu yếu thế, bị bên kia hạ gục thì trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và quyết định thắng thua, sau đó cho hai bên mang gà của mình về chăm sóc.

Đây là một trò vui khá hấp dẫn và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong nhiều lễ hội, tuy nhiên hiện nay cũng có một số tiêu cực từ việc chơi chọi gà, cần phải tích cực khắc phục, tránh làm xấu đi hình ảnh của các lễ hội.

4. Bài văn mẫu số 4

Lễ hội chọi trâu là một lễ hội rất đặc biết của người Việt Nam. Một trong những nơi có lễ hội chọi trâu nổi tiếng nhất đó chính là Đồ Sơn – Hải Phòng.

Em có dịp được đến đây xem hội cùng với ông nội. Thực sự rất ấn tượng và khó quên. Đây là một lễ hội vô cùng hoành tráng. Lễ hội chọi trâu cũng được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, các trâu chọi đều phải được ra làm lễ, còn sau đó là phần rước nước thành về để thờ thành hoàng làng. Sau khi làm lễ xong, thì trâu chọi chính thức trở thành “ông trâu” có ý nghĩa như một vị thần tâm linh đối với người dân ở đây sẽ phù hộ cho một năm mới tốt lành. Khi phần hội chọi trâu bắt đầu, các trâu chọi được đưa vào vị trí. Trên khán đài, khán giả gieo hò cuồng nhiệt. Người đến xem phần đông hơn cả chính là những du khách thập phương trong cả nước, thậm chí còn có cả khách nước ngoài. Để cho có không khí, ban tổ chức còn cho đội trống, đội kèn và đội cờ xung quanh sân đấu.

Những chú trâu bước ra oai phong, mạnh mẽ và đôi mắt rực lửa. Chúng lao vào nhau và bắt đầu cuộc đấu, tiếng trống dồn dập, bụi tung lên mờ ảo khiến cho trận chiến thêm phần quyết liệt. Trận đấu kết thúc đương nhiên có chú trâu thắng cuộc và chú trâu thua cuộc. Có cả nước mắt và nụ cười của những người chủ. Nhưng theo truyền thống ở đây, dù chú trâu đó có thắng hay thua cuộc thì vẫn sẽ được giết thịt để tế trời đất. Đây là phong tục từ bao đời nay, còn bây giờ, trâu thắng thì dùng để thờ, còn các con trâu thua cuộc sẽ được giết thịt để bán cho khác đến lễ hội.

Lễ hội chọi trâu để lại rất nhiều cảm xúc trong em, khi thì nhiệt huyết, hung hãn, khi thì lắng đọng nhiều cảm xúc. Em nhất định sẽ quay lại để xem lễ hội thêm nhiều lần nữa.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON