YOMEDIA

Kể về một bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết - Văn mẫu lớp 4

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Kể về một bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết​ dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 4 biết cách viết một bài văn kể về một câu chuyện cụ thể nào đó. Hy vọng rằng bài văn mẫu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

Đề bài: Em hãy kể về một bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết dưới dạng một bài văn ngắn.

Gợi ý làm bài:

1. Bài văn mẫu số 1

Chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau và cả những vết thương thì nó không thể nào phai được nhất là đối với những người đã trực tiếp ra chiến trường đối chọi với quân giặc. Có thể nói những vết thương để lại đối với họ thời gian không thể nào xóa nhòa được. Bên cạnh nhà tôi cũng có một bà mẹ anh hùng. Bà có một người con trai đã hy sinh trong chiến trường miền nam ác liệt và nỗi đau ấy có lẽ cả cuộc đời bà cũng không thể nào quên được.

Năm nay bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn khỏe lắm. Đôi mắt tinh nhanh ấy vẫn có thể nhìn được từng lỗ kim nhỏ, vẫn có thể khâu đan áo đan khăn. Bà vẫn còn lắm mỗi lần tôi sang nhà bà chơi chỉ nghe tiếng bước chân là bà đã biết là tôi rồi. Bà quý tôi lắm, chẳng thế mà mỗi lần sang, tôi đều được bà dành cho những quả táo quả cam tươi ngon nhất. Hàng xóm ai cũng thương bà, bà chỉ có một anh con trai duy nhất, ngày đất nước kháng chiến xóm làng thương bà bao bà đừng cho anh đi, nhưng vì tổ quốc vẫy gọi, bà vẫn khuyến khích anh lên đường kháng chiến và rồi ngày kháng chiến thắng lợi miền nam hoàn toàn được giải phóng thì cũng là lúc bà nghe tin anh không trở về. Bà đau khổ dằn vặt cô đơn và một tâm nguyện cuối cùng là nhận được hài cốt của anh. Nhưng chiến trường ác liệt đồng đội anh không thể tìm thấy hài cốt của anh. Những năm tháng sau đó bà không ngừng đi tìm kiếm hài cốt anh, và rồi trời cũng không phụ lòng người cuối cùng bà cũng tìm thấy anh, gánh nặng trong lòng vơi bớt đi phần nào.

Hàng xóm ai cũng thương bà lắm thương bà thui thủi một mình không con cháu. Bọn trẻ con chúng tôi ai cũng yêu bà lắm. Cả xóm ai cũng quý bà lắm. bác lúc nào cũng nói năng nhẹ nhàng ôn hòa với mọi người chẳng thế mà bao nhiêu cuộc cãi vã lớn nhỏ chỉ cần có bà ra khuyên giải là đều giải quyết được hết thảy. Bà không giàu có gì nhưng bà luôn quan tâm chăm lo cho học tập của chúng tôi, đứa nào trong xóm mà được giấy khen cuối năm là bà lại có thưởng vì thế nên lũ trẻ chúng tôi ai nấy đều quý bà.

Mỗi khi đến những ngày thương binh hay ngày bà mẹ Việt Nam anh hùng nhà bà đông lắm người ra người nào nườm nượp, chính quyền địa phương đều đều quan tâm thăm hỏi động viên bà. Bà đã được trao bằng khen bà mẹ Việt Nam anh hùng Với riêng tôi bà không những là một người bà mà còn là một người mẹ nữa. bà luôn quan tâm chăm sóc động viên khuyến khích tôi học hành cho tốt.

Những hôm rảnh rỗi tôi thường sang giúp bà nhặt rau giặt quần áo trò chuyện với bà cho bà nguôi nỗi cô đơn. Những lúc nhớ anh bà còn kể cho tôi những câu chuyện về anh, những bức thư anh đa gửi cho bà và tôi càng xúc động hơn khi biết anh chính là người tự nguyện ôm bom ba càng nhảy vào xe tăng địch. Tôi nghẹn ngào, những giọt nước mắt lăn dài trên má tôi thương bà thương anh và tôi thầm nghĩ cái lòng dũng cảm gan dạ của anh phải chăng cũng là cái sự kiên cường mạnh mẽ trong con người bà.

Chính những người con như bác mà chúng tôi đã có được hòa bình ngày hôm nay. Tôi thầm biết ơn anh biết ơn bà và hầm hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng anh và bà.

2. Bài văn mẫu số 2

Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỉ, nhưng đau thương mất mát mà nó để lại vẫn còn dai dẳng tới tận ngày nay, nó giằng xé tấm lòng của nhiều người mẹ, họ đã vĩnh viễn mất đi những đứa con thân yêu của mình. Cụ Bảy, một trong số những người mẹ Việt Nam anh hùng đang phải cô đơn một mình, không nơi nương tựa khi đã ở tuổi 80.

Thời gian, cứ lặng lẽ cướp đi của con người ta tuổi trẻ và sức khỏe, suốt 80 năm qua, thời gian và những nỗi đau, chúng đã cướp đi gần như tất cả những thứ mà cụ có. Cụ Bảy già lắm, cái lưng gù kéo theo cả khuôn mặt của cụ cúi gằm xuống mỗi khi đứng dậy bước đi, những bước chân chậm rãi. Ngồi nghe cụ Bảy kể chuyện về cuộc đời mình, nhìn khuôn mặt nhăn nheo, điệu cười méo mó và tiếng nói đã ngọng đi vì hàm răng đã rụng gần hết của cụ, nhưng đâu đó trong ánh mắt của cụ vẫn ánh lên sự tự hào. Cụ Bảy kể rằng, chồng của cụ tham gia kháng chiến đã hy sinh khi đứa út của cụ mới 6 tuổi, một mình cụ nuôi 5 người con khôn lớn, theo gương cha, cả năm người con của cụ đều lần lượt nhập ngũ trong đợt kháng chiến chống Mỹ, rồi từng đứa con của cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam. Sau năm 1975, đứa con út còn lại duy nhất của cụ trở về, những tưởng trong ngàn nỗi đau ấy, vẫn còn chút hy vọng, chút niềm vui trong cuộc đời cụ, ai ngờ rằng chỉ một thời gian sau, khi xung phong đi tham gia chiến đấu tại chiến trường K, người con út ấy cũng vĩnh viễn nằm lại. Vậy là cụ Bảy chỉ còn lại một mình, sớm tối ra vào trong căn nhà cũ nát, không nơi nương tựa, cho tới về sau, khi có chính sách cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Cụ Bảy được xây tặng ngôi nhà mới đẹp đẽ khang trang, phần nào giúp cho cụ có cuộc sống tươm tất hơn, cũng là thể hiện sự biết ơn, quan tâm của Đảng và nhân dân dành cho những bà mẹ Việt Nam anh hùng như cụ Bảy.

3. Bài văn mẫu số 3

Xuất thân trong một gia đình cách mạng truyền thống, mẹ Huỳnh và chồng là ông Nguyễn Văn Phèn tham gia cách mạng từ rất sớm. Mẹ nhiều lần tổ chức nuôi giấu cán bộ tại hầm bí mật của gia đình để hoạt động và còn nhận nhiệm vụ tiếp tế lương thực, thuốc men cho bộ đội. Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, mẹ cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cán bộ được mẹ che giấu đều an toàn trong vòng vây của địch.

Mẹ Trương Thị Huỳnh nhớ lại: "Hồi đó, chiến tranh ác liệt lắm, bọn biệt kích, lính ngụy lùng sục xóm ấp suốt ngày đêm để tìm diệt Việt Cộng. Nếu ai che giấu mà chúng bắt được bị tra tấn rất dã man, nhưng không ai chịu khuất phục. Mẹ thường bơi xuồng ban đêm tới Vĩnh Long, Vũng Liêm, Minh Đức để mua lương thực, thuốc men cho bộ đội, nguy hiểm cỡ nào mẹ cũng đi và làm tròn trách nhiệm".

Câu chuyện buồn đầu tiên đã đến với mẹ năm 1961. Trong một lần tổ chức đưa bộ đội cắt vòng vây tại khu "Cỏ Bỏ", xã Hòa Hiệp, bị một tay "chiêu hồi" chỉ điểm, người chồng của mẹ và 3 chiến sĩ du kích đã rơi vào ổ phục kích của tiểu đoàn biệt kích ngụy. Cả 4 người đã chiến đấu quyết liệt gây nhiều tổn thất cho địch và anh dũng hy sinh sau khi bắn hết những viên đạn cuối cùng. Điên cuồng lồng lộn, bọn biệt kích đã mang xác 4 người xuống ghe máy bắn thêm nhiều loạt đạn vào thi thể. Chưa dừng lại ở đó, chúng còn dùng cột chèo đập vỡ sọ 4 chiến sĩ cộng sản cho hả cơn thịnh nộ. "Đau đớn lắm khi hay tin chồng đã anh dũng hy sinh, mẹ nuốt nước mắt vào lòng để nuôi dưỡng 3 đứa con trai với mong muốn chúng sớm lớn lên đi bộ đội trả thù cho ba" - mẹ kể lại.

Tàn độc hơn, bọn biệt kích ngụy không cho các gia đình mang xác người thân về chôn cất, chúng để phơi nắng, phơi sương 2 ngày, 2 đêm tại đồn Ông Đệ để răn đe người dân nơi đây không đi theo cách mạng. Sau đó, bà con dân làng đến đấu tranh quyết liệt, chúng mới chôn qua loa các thi thể những người cộng sản cạnh đồn. Sau ngày miền Nam giải phóng, hài cốt 4 liệt sĩ mới được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Tam Bình.

Sau ngày tang thương ấy, người con trai đầu lòng của mẹ - anh Nguyễn Văn Thảo đã lên đường đi theo cách mạng trả thù cho ba mình. Ban đầu, mẹ lo lắng vì sợ mất con, nhưng khi thấy Thảo khăng khăng đòi theo quân giải phóng, mẹ đồng ý. Tháng 12-1974, trong một trận công đồn, trinh sát Nguyễn Văn Thảo đã hy sinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Một lần nữa mẹ lại khóc thầm lặng lẽ.

Mẹ Huỳnh bộc bạch: "Đất nước có chiến tranh, sự hy sinh cho cách mạng là chuyện thường tình, còn nhiều bà mẹ khác cũng vậy, chỉ mong sao cho quê hương được hòa bình là mẹ mãn nguyện rồi". Năm 1980, người con út mẹ lại tiếp tục tình nguyện gia nhập quân đội và chiến đấu trên chiến trường Campuchia, góp phần giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của Pôn Pốt. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế, anh đã phục viên và công tác tại tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, mẹ sống cùng người con trai thứ ba và trong vòng tay yêu thương, trân trọng của xóm giềng. Dù còn lắm khó khăn do tuổi cao sức yếu, khi trở trời, trái gió thường hay đau ốm, nhưng mẹ vẫn thường xuyên đi thăm hỏi, động viên, vận động bà con lối xóm tham gia tốt các cuộc vận động an sinh xã hội, như xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới... Năm 2014, mẹ Trương Thị Huỳnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Lúc chia tay, mẹ còn dặn chúng tôi: "Đừng viết nhiều về mẹ, hy sinh cho Đảng, cho dân là niềm hạnh phúc lớn lao". Tấm gương sáng của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trương Thị Huỳnh thật cao quý biết bao.

4. Bài văn mẫu số 4

Ở địa phương em mới xây dựng lên những ngôi nhà tình thương. Những ngôi nhà này dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong làng, và một trong những ngôi nhà đó là dành tặng cho bà Tám, bà là bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ em kể, khi xưa bà Tám có đến sáu người con trai, nhưng trong chiến tranh cả chồng và sáu người con của bà đều xung phong lên đường chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy chiến tranh đã kết thúc, đất nước đã giành được hòa bình, độc lập nhưng chồng và các con của bà đã hi sinh cho Tổ Quốc, đã mãi mãi ra đi mà không bao giờ trở về. Nay bà đã hơn chín mươi tuổi rồi nhưng bà Tám vẫn một thân một mình cô đơn trong một ngôi nhà nhỏ, khi mưa nước còn bị dột vào nhà. Hoàn cảnh của bà rất đáng thương. Vì vậy, địa phương em đã xây dựng ngôi nhà tình thương để tặng cho bà, mong cuộc sống của bà đỡ vất vả hơn.

Là một người mẹ rất yêu thương những đứa con của mình, nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, dù rất đau xót nhưng bà Tám vận động viên cho những người con và người chồng của mình lên đường đấu tranh, bảo vệ cho nước nhà. Bà là một người mẹ vĩ đại, thương con nhưng bà cũng là một người yêu nước, mong cho đất nước được hòa bình. Bà đã gạt nỗi đau, nỗi thương con để động viên những người con thực hiện nhiệm vụ với Tổ Quốc.Ngày đất nước dành được độc lập, hòa bình, mọi người hân hoan đón những người lính trở về, còn chồng và con của Bà Tám không thể về được nữa. Em chỉ được nghe bà kể lại, hình ảnh bà Tám lặng lẽ khóc trong ngày độc lập rất đáng thương, khiến mọi người ai cũng xót xa, ngậm ngùi theo. Từ đó đến nay một mình bà phải sống với nỗi cô đơn, buồn đau. Cuộc sống của bà cũng rất vất vả, thiếu thốn.

Mỗi năm, cứ vào ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, bà Tám đều đi ra Nghĩa Trang lau sạch những ngôi mộ, thắp hương cắm hoa cho chồng và con mình. Khuôn mặt bà rất buồn, nước mắt cứ lặng lẽ chảy ra làm cho em và đoàn người dâng hương tưởng niệm hôm ấy đều rất xúc động và xót xa.

Chúng ta được sống trong không khí hòa bình như ngày nay không chỉ nhờ sự đấu tranh, hi sinh hết mình của những người chiến sĩ mà còn nhờ sự hi sinh lặng thầm mà ít người biết đến, đó là những bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các bà đều là những người phụ nữ tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON