Học247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng dưới đây nhằm giúp các em có thêm kiến thức về những câu chuyện bổ ích trong cuộc sống. Chúc các em sẽ có được những bài văn thật hay nhé!
Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng mà em biết.
Gợi ý làm bài:
1. Bài văn mẫu số 1
Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:
Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề để ý tới cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.
Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi:
- Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao?
Chàng trai đáp:
- Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại vương xá cho.
Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.
2. Bài văn mẫu số 2
Câu chuyện xảy ra ở thời nhà Trần. Vào buổi sáng, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường mải mê đan sọt. Vừa lúc ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi qua làng. Đoàn quân đông đúc võng xe chật đường loa thét inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn mải miết đan sọt, không hề hay biết gì cả. Quân dẹp đường cứ tưởng chàng là một kẻ ngang bướng, muốn cản đựờng, bèn lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy ra lênh láng. Chàng trai vẫn cắm cúi đan sọt, không ngẩng mặt lên. Lúc ấy, kiệu của Trần Hưng Đạo vừa tới. Như sực tỉnh, chàng vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo hỏi:
- Đùi bị đâm chảy máu thế mà ngươi không biết sao?
- Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong “Binh thư” nên không hay biết, xin Đại vương xá cho.
Trần Hưng Đạo hỏi tiếp đến phép dùng binh, chàng trai trả lời thông suốt cả. Ông cảm mến chàng trai thôn dã này mà đưa về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng tài dưới trướng Trần Hưng Đạo và lập được nhiều công lao.
3. Bài văn mẫu số 3
Vào đời nhà Trần, Phạm Ngũ Lão là vị tướng tài giỏi xuất sắc, tính tình khảng khái, lập nhiều công lớn với dân với nước.
Thuở thiếu thời, Phạm Ngũ Lão là học trò làng Phủ Ưng, huyện Đường Hào, tinh Hải Dương. Ông có sức khoe lạ thường, muôn người không địch nổi. Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, sáng dạ, văn võ đều giỏi. Nhà gốc chỉ sống bằng nghề làm ruộng, đến ông thì được học hành. Trong làng tố chức tiệc mừng người đỗ tiến sĩ, thây Phạm Ngũ Lão không đến dự, mẹ ông trách, ông khảng khái đáp: “Con chưa làm được gì cho mẹ vui, nay đi mừng cho người ta, con lấy làm nhục lắm”.
Một hôm, Phạm Ngũ Lão ra đường cái trước nhà ngồi vót tre đan sọt. Quân mơ đường cho Hưng Đạo Vương đi ngang qua đế vào kinh đã quát và bắt ông đứng dậy tránh đường. Thấy ông vần không nghe, quàn lính lấy giáo đâm vào đùi, ông vẫn không mảy may hay biết. Khi Hưng Đạo Vương đến nơi, thây chuyện lạ gọi đến hỏi. Lúc này, Ngũ Lão mới biết có quan quân đi ngang. Ổng trả lời trôi chảy, ứng đối kinh sử mạch lạc cùng Hưng Đạo Vương. Hưng Đạo Vương sai quân thoa thuốc vào vết đảm rồi cho Ngũ Lào ngồi xe đem về kinh tiến cử lên vua. Vua thấy người có sức khoe lại có học thức, cho sung chức quan vệ sĩ. Ổng đã khiến các vệ sĩ bái phục khi một mình đánh bại cả trăm, nghìn người.
Khi Ngũ Lão theo Hưng Đạo Vương đánh giặc Nguyên thì trận nào thắng trận đó, lập rất nhiều công trạng. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con nuôi là Nguyên quận chúa cho. về sau, Phạm Ngũ Lão lập công lớn khi với tay không dùng tre đập vào chân voi của quân Ai Lao, giặc tan dã, phải trốn về nước.
Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền Thượng tướng quân vì những công lao to lớn. Khi ông mất, ông được phong làm Thượng đẳng phúc thần và được dân làng Phủ Ủng lập miếu thờ ngay nhà ông ở khi xưa.
4. Bài văn mẫu số 4
Sáng sớm, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng đang đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề hay biết những cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân của Trần Hưng Đạo đi ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng trống, loa kèn inh ỏi, vậy mà chàng trai vẫn không hề hay biết gì. Quân lính mở đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng trai cũng không biết. Đến lúc kiệu của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:
- Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không biết sao?
Chàng trai đáp:
- Tôi đang mải nghĩ về mấy câu trong cuốn “Binh thư” nên không để ý. Xin Đại vương lượng thứ cho.
Sau khi hỏi tên tuổi và một số câu trong phép dùng binh, được chàng trai trả lời rành rọt lưu loát, Hưng Đạo rất cảm mến, nên ông cho đi theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành một tướng tài và lập được nhiều công lớn trong việc chống giặc Nguyên Mông, bảo vệ biên cương đất Việt.
------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------