YOMEDIA

Giải Lý 11 SGK nâng cao Chương 1 Bài 3 Điện trường

 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 1 Bài 3 Điện trường được biên soạn đầy đủ và chi tiết, bám sát với chương trình học tại trường. Nội dung tài liệu sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập về điện trường, qua đó giúp các em nắm vững những kiến thức trọng tâm, áp dụng được các công thức tính điện trường để giải các dạng bài tập trong chương 1 Điện tích. Điện trường, vận dụng giải thích được một số hiện tượng vật lý liên quan đến điện trường, đường sức điện... thường gặp trong đời sống. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

Bài 1 trang 17 SGK Vật lý 11 nâng cao

Chọn phát biểu sai?

A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức điện trường

B. Đường sức điện có thể là đường cong kín

C. Cũng có khi đường sức không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng

D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau

Hướng dẫn giải:

Đường sức điện trường là những đường cong không kín → B sai. 

Chọn đáp án B.


Bài 2 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Chọn phương án đúng

Công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm Q < 0 có dạng: 

A. \(E = {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)

B. \(E =  - {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\)

C. \(E = {9.10^9}\frac{Q}{r}\)

D. \(E =  - {9.10^9}\frac{Q}{r}\)

Hướng dẫn giải:

Công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm Q < 0 có dạng: 

 \(E =  - {9.10^9}\frac{Q}{{{r^2}}}\) 

Chọn đáp án B.


Bài 3 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Hỏi độ lớn của điện tích đó là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Ta có:  E = 0,16 (V/m)  , F = 2.10-4 (N)

Áp dụng công thức độ lớn của lực điện trường:

\(\begin{array}{l} E = \frac{F}{{|q|}}\\ \Rightarrow |q| = \frac{F}{E} = \frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{0,16}} = 1,{25.10^{ - 3}}(C) \end{array}\)


Bài 4 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Có một điện tích Q = 5.10-9 C đặt tại điểm A trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng 10 cm.

Hướng dẫn giải:

Cường độ điện trường tại điểm B cách A một khoảng 10 cm là: 

Áp dụng công thức: \(E = {9.10^9}\frac{{|Q|}}{{{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 9}}}}{{{{(0,1)}^2}}} = 4500(V/m).\)


Bài 5 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Có hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau 10 cm trong chân không. Điện tích q1 = 5.10-9 C, q2= -10-9 C. Xác định vecto điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và:

a) Cách đều hai điện tích

b) Cách q1 5cm và cách q2 15 cm.

Hướng dẫn giải:

a)

q1 = 5.10-9(C) AB = 10cm

q2 = -5.10-9(C) => r1 = r2 = 5(cm) 

Do q1 > 0, q2 < 0 nên \({\vec E_1}\), \({\vec E_2}\) là hai vecto cùng phương, cùng chiều. Khi đó vecto điện trường tại M có chiều: hướng từ q1 đến q2.

Hình vẽ:

Giải bài tập trang 18 bài 3 điện trường SGK Vật lí 11 Nâng cao            

Cường độ điện trường do q1, q2 gây ra tại M

\({E_1} = {9.10^9}\frac{{|{q_1}|}}{{{r_1}^2}} = \frac{{{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 9}}}}{{{{({{5.10}^{ - 2}})}^2}}} = 18000(V/m)\)

\({E_2} = {E_1}\)

Ta có:  Độ lớn  \(E = {E_1} + {E_2} = 2{E_1}\) vì \({E_1} = {E_2}\)

\( \Rightarrow E = 36000\left( {V/m} \right),\vec E\) hướng về phía q2

b)             

Giải bài tập trang 18 bài 3 điện trường SGK Vật lí 11 Nâng cao

Độ lớn:  \(E = {E_1} - {E_2} = {9.10^9}\frac{{|{q_1}|}}{{N{A^2}}} - {9.10^9}\frac{{|{q_2}|}}{{N{B^2}}}\)

\(\begin{array}{l} = {9.10^9}.\frac{{{{5.10}^{ - 9}}}}{{{{\left( {{{5.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}} - {9.10^9}.\frac{{{{5.10}^{ - 9}}}}{{{{\left( {{{15.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}}\\ = 16000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {V/m} \right) \end{array}\)

\(\vec E\) hướng ra xa q1


Bài 6 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 C được đặt cố định tại hai đỉnh B, C của một tam giác đều cạnh là \(8cm\). Các điện tích đặt trong không khí.

a) Xác định vectơ điện trường tại đỉnh A của tam giác nói trên.

b) Câu trả lời sẽ thay đổi thế nào nếu q1 = 5.10-16 C , q2 = -5.10-16C?

Hướng dẫn giải:

a)  

Ta có: q1 = q= 5.10-16 (C) ; AB = AC

=> E1 = E2

Theo hình vẽ ta có :

\(\begin{array}{l} E = 2{E_1}cos{30^o}\\ \Rightarrow E = 2.(\frac{{{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 16}}}}{{{{(0,08)}^2}}})cos{30^o} = 0,0012(V/m) \end{array}\)

Phương của \(\vec E\) vuông góc BC và hướng ra xa trung điểm của BC

 b)

Theo hình vẽ ta có :

\(\begin{array}{l} E = 2{E_1}cos{60^o} = 2{E_1}.\frac{1}{2}\\ \Rightarrow E = {E_1} = (\frac{{{{9.10}^9}{{.5.10}^{ - 16}}}}{{{{(0,08)}^2}}}) = 0,{703.10^{ - 3}}(V/m) \end{array}\)

Phương của \(\vec E\) song song với BC và hướng sang phải.


Bài 7 trang 18 SGK Vật lý 11 nâng cao

Ba điện tích q giống nhau được đặt cố định tại 3 đỉnh của một tam giác đều cạnh a. Xác định vecto điện trường tại tâm của tam giác.

Hướng dẫn giải:

Tâm O cách đều 3 đỉnh A, B, C với cùng độ lớn điện tích là q.

\( \Rightarrow {E_1} = {E_2} = {E_3}\)

Vì \(\left( {\widehat {{{\vec E}_1},{{\vec E}_2}}} \right) = {120^0} \Rightarrow {E_{12}} = {E_1} = {E_2}\)

Với \({\vec E_0} = {\vec E_{12}} + {\vec E_3}\)

\({\vec E_{12}}\) ngược hướng và có cùng độ lớn với \({\vec E_{3}}\)

\( \Rightarrow {\vec E_0} = 0\)

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK nâng cao môn Vật lý 11 Chương 1 Bài 3 Điện trường được trình bày rõ ràng, cụ thể với phương pháp ngắn gọn và khoa học. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 học tập thật tốt! 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF