YOMEDIA

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2018 Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Tải về
 
NONE

Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn của Sở GD&ĐT Vĩnh Long​ năm học 2018 - 2019 gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Với việc đăng tải đề thi này, Học247 hi vọng các em học sinh có thể nắm bắt được đề thi vào 10 năm học 2018 - 2019 của Sở GD&ĐT Vĩnh Long nhanh nhất, phục vụ cho việc tham khảo để ôn tập của các em chuẩn bị thi vào 10 và tìm kiếm đáp án chính xác nhất của các em học sinh vừa thi xong môn Ngữ văn năm học này ở Sở GD&ĐT Vĩnh Long.

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN

     VĨNH LONG                                                                               NĂM HỌC 2018 – 2019  

ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                           Môn thi: NGỮ VĂN (KHÔNG CHUYÊN)

                                                                                             Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I.   ĐỌC HIỂU (0,3 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

                                                                           …(1)

                                                                   …(2)

(Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Ngữ Văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 94).

Câu 1: Chép chính xác hai câu thơ còn thiếu vào hai dấu “…” (1), (2) trong đoạn thơ trên (0,5 điểm).

Câu 2: Ngoài ngôn ngữ độc thoại, tác giả chủ yếu dùng ngôn ngữ độc thoại nào, để miêu tả nội tâm của Thúy Kiều (0,5 điểm).

Câu 3: Hai câu thơ cuối của đoạn thơ vừa hoàn chỉnh gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và cuộc đời tương lai của Thúy Kiều (1 điểm).

Câu 4:

a) Kể tên các cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt (0,5 điểm).

b) Đặt câu trong đó có sử dụng từ Hán Việt thể hiện thái độ ngợi ca Truyện Kiều - Nguyễn Du (0,5điểm).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1 : (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính khiêm tốn.

Câu 2 : (0,5điểm)

Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng Lăng Bác – Viễn Phương và nêu suy nghĩ cùng hướng phấn đấu của bản thân để xứng đáng với sự hi sinh của Bác.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

(Ngữ Văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 58).

---Hết---

 

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Hai câu thơ còn thiếu trong dấu “…” là:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 2: Ngoài ngôn ngữ độc thoại, tác giả chủ yếu dùng bút pháp tả cảnh ngụ tình đề diễn tả tương lai của Thúy Kiều.

Câu 3:

- Hai câu thơ cuối trong đoạn thơ gợi liên tưởng về tâm trạng hiện tại và cả tương lại của Thúy Kiều:

- Tâm trạng hiện tại: nỗi buồn và sự cô đơn, sợ hãi. Nó được gợi ra qua hình ảnh thiên nhiên:

+ Thiên nhiên dữ dội, và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên làm cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

- Dự cảm về một tương lại đầy sóng gió khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

Câu 4:

- Cách thức để phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng dựa trên hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

+ Tạo từ ngữ mới.

+ Mượng từ ngữ của tiếng nước ngoài.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du là kiệt tác của nền văn học Việt Nam.
- Từ Hán Việt: Kiệt tác (tác phẩm đặc sắc và đạt tới đình cao nghệ thuật).

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1:

1. Nêu vấn đề
2. Giải thích vấn đề

Khiêm tốn là không khoe khoang về bản thân mình, không tự cao với những gì mình có.

⇒ Khiêm tốn là đức tính tốt của con người, cần được phát huy.

3. Bàn luận vấn đề:

- Biểu hiện của người sống khiêm tốn:

+ Họ luôn có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến người khác.

+ Luôn học hỏi, cầu tiến, không ngừng nỗ lực.

+ Không tự đề cao mình, khoe khoang bản thân.

- Dẫn chứng: học sinh lấy những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề bài.

- Tại sao chúng ta cần sống khiêm tốn?

+ Mỗi con người khi biết khiêm tốn sẽ làm cho các mối quan hệ trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn.

+ Người khiêm tốn luôn nỗ lực phấn đấu nên thành công dễ dàng đến với họ.

+ Khi bạn khiêm tốn, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.

- Phê phán những kẻ tự kiêu, tự mãn.

- Đồng thời, cũng cần hiểu rằng khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp giá trị của bản thân.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Tác giả:

+ Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.

+ Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

+ Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

- Tác phẩm

+ Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.

+ In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.

+ Tác phẩm là niềm xúc động, thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và niềm tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

2. Phân tích

a. Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xương hô “con – bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

⇒ Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chứa đựng nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp….thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

⇒ Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.

- Là nỗi xót thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.

+ Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ nên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ, thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thẻ hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.

+ “Tràng hoa dâng 79 mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.

3. Liên hệ bản thân

- Là học sinh cần xác định được mục đích, phướng học tập đúng đắn.

- Trong học tập không ngừng nỗ lực cố gắng để trở thành con người tài giỏi.

- KKhông chỉ vậy, cần phải tu dưỡng về đạo đức để là con người có nhân cách.

⇒ Xây dựng đất nước giàu mạnh.

4. Tống kết

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác.

+ Ca ngợi sự vĩ đại của Bác đối với dân tộc.

+Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, gàn gũi, giàu sức gợi.

+Giọng điệu vừa chân thành, trang nghiêm, vừa sâu lắng vừa tha thiết, đau xót tự hào.

+ Hình ảnh thơ vừa mang nghĩa thực vừa giàu gái trị tượng trưng.

 

 

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF