YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Trần Suyền có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập thật tốt với Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Trần Suyền có lời giải chi tiết các câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức đã học theo cấu trúc tinh giản của bộ sẽ giúp các em khái quát kiến thức đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài để chuẩn thật tốt cho kỳ thi THPT QG sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

     Sở GD& ĐT Phú Yên

Trường THPT Trần Suyền

ĐỀ THI THỬ

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2020

BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN                                                                       MÔN: Sinh học

(Đề thi có 06 trang)        Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề     

 

Họ, tên thí sinh:.............................................. ……..     Số báo danh:................       

Câu 1: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:

     A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2)     B. Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).

     C. Nitơnitrat (NO3-).                                        D. Nitơ amôn (NH4+).

Câu 2: Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì

     A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

     B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi.

     C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt.

     D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu 3: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế:

     A. Nguyên phân và giảm phân.                     B. Nhân đôi và dịch mã

     C. Phiên mã và dịch mã.                                 D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.

Câu 4: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là

     A. ADN và ARN                                              B. ADN và prôtêin histon.

     C. ARN và prôtêin histon                              D. Axit nuclêic và prôtêin.

Câu 5: Một gen có số nucleotit loại T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:

A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.

C. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.

B. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.

D. A = T = G = X = 14,25%.

Câu 6: Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?

     A. Lai phân tích.        B. Lai xa.                     C. lai khác dòng.        D. Lai thuận nghịch.

Câu 7: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen?

     A. aabbdd.                   B. AaBBdd.                 C. AaBBDd                 D. AaBbDd

Câu 8: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBbDd giảm phân bình thường tạo ra loại giai tử abd chiếm tỉ lệ?

     A. 15%.                        B. 25%.                        C. 50%.                        D. 75%.

Câu 9: Xét một gen gồm 2 alen trội - lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:       

    A. 4.                                   B. 3.                            C. 2.                            D. 6.

Câu 10: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thuờng đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?        

  A. 6                                      B. 4                             C. 10                          D. 9

Câu 11: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là: 

A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.                                       B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. 

C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa.                                 D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.

Câu 12: Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:

  A. nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.

  B. đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại. 

  C. nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ. 

  D. giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém. 

Câu 13: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là: 

A. ADN.                    B. ARN.                     C. Prôtêin.                 D. Lipit.

Câu 14: Tiến hoá nhỏ là quá trình 

A. biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới. 

B. diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài.

C. phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn.

D. hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

Câu 15: Hai loài chim cùng sống trong một môi trường, một loài ăn hạt và một loài ăn sâu. Người ta gọi sự phân bố của chúng là:

A. thuộc một ổ sinh thái.                             B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau 

C. thuộc hai quần xã khác nhau.                D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau 

Câu 16: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là: 

A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.         B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái. 

C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.                D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu. 

Câu 17: Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do:

A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.

B. Nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.

C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của đất

D. Làm cho cây nóng và héo lá.

Câu 18: Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai?  

A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.  

B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín.

C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.

D. Tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 19: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.

B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.

D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.

Câu 20: Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?

A. Đột biến gen trội thành gen lặn.                    B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Đột biến gen lặn thành gen trội.                    D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Hướng dẫn giải chi tiết Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học 

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án B

Câu 3: Đáp án C

- A sai, vì nguyên phân và giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh giúp đảm bảo bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ.

- B sai, nếu không có quá trình phiên mã thì quá trình dịch mã cũng không sẽ xảy ra.

- C đúng, quá trình phiên mã tạo ra ARN, quá trình dịch mã giúp tổng hợp protein và protein sẽ quy định sự biểu hiện của tính trạng.

- D sai, quá trình nhân đôi đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền trong ADN từ tế bào mẹ sang tế bào con.

Câu 4: Đáp án B

Câu 5: Đáp án C

Câu 6: Đáp án D

- A sai, vì phép lai phân tích dùng để xác định kiểu gen là đồng hợp hay dị hợp.

- B sai, vì lai xa là phép lai giữa 2 loài khác nhau thường dùng kết hợp với đa bội hóa để tạo ra loài mới.

- C sai, vì lai khác dòng đơn hay khác dòng kép nhằm tạo ra ưu thế lai cao nhất cho đời con.

- D đúng, vì khi lai thuận nghịch, nếu tính trạng nào đó do gen trong TBC quy định thì cho kết quả khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ.

Câu 7: Đáp án C

Câu 8: Đáp án B

Câu 9: Đáp án C

Câu 10: Đáp án D

Câu 11: Đáp án B

Câu 12: Đáp án B

Câu 13: Đáp án B

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là: ARN

Câu 14: Đáp án A

Câu 15: Đáp án B

Câu 16: Đáp án A

Câu 17: Đáp án B

Câu 18: Đáp án A

Câu 19: Đáp án B

- Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay thành phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

Câu 20: Đáp án D

- Lặp đoạn tạo thêm 1 đoạn vật chất di truyền mới trên NST và trong quá trình tiến hóa, nếu có đột biến gen tác động nhiều lần lên đoạn này có thể làm xuất hiện gen mới.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 21-40 của Đề thi thử tốt nghiệp năm 2020 môn Sinh học vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Trần Suyền có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF