YOMEDIA

Tuyển tập đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 giới thiệu đến các em nội dung của 5 đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em trong việc chuẩn bị cho kì thi tới.

ADSENSE

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN NĂM 2018

ĐỀ 1

Câu 1: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của:
A. nhân dân.                    B. công dân.                C.  Nhà nước.              D. lãnh đạo Nhà nước.

Câu 2: Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của

A. nhân dân.                                             B. công dân.

C.  Nhà nước.                                             D. lãnh đạo Nhà nước.

Câu 3: Phải học tập tìm hiểu nội dung các quyền tự do cơ bản để phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là trách nhiệm của
A. nhân dân.                    B. công dân.                C. Nhà nước.              D. lãnh đạo Nhà nước.

Câu 4: Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân là trách nhiệm của
A. nhân dân.                    B. công dân.                C. nhà nước.                D. lãnh đạo Nhà nước.

Câu 5: Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.

B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.

C.  Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án.

D. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Câu 6: Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

A. Công an có thể bắt người vi phạm pháp luật.

B. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.

C.  Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của Toà án hoặc của Viện kiểm sát.
D. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Câu 7: Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C.  được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 8: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm vể thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 10: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

{--Xem đầy đủ tại Xem online hoặc Tải về --}

ĐỀ 2

Câu 1: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là?

A. Sử dụng pháp luật.                                                   B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 2: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :

A. Sử dụng pháp luật.                                                   B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:

A. Sử dụng pháp luật.                                                   B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Anh Tâm đã vượt đèn đỏ, trong trường hợp này anh Tâm đã?

A. Không sử dụng pháp luật.                                        B. Không thi hành pháp luật.

C. Không tuân thủ pháp luật.                                        D. Không áp dụng pháp luật.

Câu 5: Ông Minh thấy đèn đỏ trên đường sáng và đã dừng lại, trong trường hợp này anh Minh đã? A. Sử dụng pháp luật.                                                                       B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 6: Chị A đã phát hiện ra hành vi giết người của anh B và tố cáo anh B, trong trường hợp này chị A đã?

A. Sử dụng pháp luật.                                                   B. Thi hành pháp luật,

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7: Công ty X ra quyết định tiếp nhận chị Y làm nhân viên của công ty, điều này thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.                                                   B. Thi hành pháp luật,

C. Tuân thủ pháp luật.                                                   D. Áp dụng pháp luật.

Câu 8: Pháp luật có quy định thanh niên đủ 18 tuổi trở lên đến 25 tuổi phải đi Nghĩa vụ quân sự nếu như được triệu tập. Hưng có giấy gọi của cơ quan chính quyền và đã tham gia nghĩa vụ đầy đủ, như vậy Hưng đã?

A. Sử dụng pháp luật.                                            B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.                                            D. Áp dụng pháp luật.

Câu 9: Pháp luật nước Việt Nam quy định người đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình?

A. Từ 14 tuổi trở lên.                                               B. Từ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên.                                               D. Từ 19 tuổi trở lên.

Câu 10: Vi phạm hình sự là:

A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.                           B. hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.                D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.

Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến

A. quy tắc quản lí của Nhà nước.                   C. quy tắc quản lí xã hội.

B. quy tắc kỉ luật lao động.                             D. nguyên tắc quản lí hành chính.

Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới          

A. các quy tắc quản lý Nhà nước.                              B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước.             D. các quan hệ giữa công dân với nhà nước.

Câu 13: Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.

B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi.
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi.

D. Người dưới 18 tuổi.

Câu 14: Hình thức áp dụng pháp luật do ai thực hiện?

A. Do cán bộ Nhà nước thực hiện.

B. Do cơ quan, công chức Nhà nước thực hiện.

C. Do cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

D. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Câu 15: Chị H đã bị bắt vì tội lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp
này chị H phải chịu trách nhiệm:

A. Hình sự.                      B. Hành chính.        C. Dân sự.                    D. Kỉ luật

{--Để xem toàn bộ nội dung của đề thi vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về máy tính--}

ĐỀ 5

Câu 1: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:

A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.

C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.

D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.

Câu 2: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý - chính trị quan trọng để

A. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.

C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.

D. Hình thành các cơ quan quyền lực Nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Câu 3: Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia:

A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước vể xây dựng bộ máy Nhà nước.

C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển lành tế - xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Ở Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:

A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.                      B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

C. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.                          D. Tất cả phương án trên.

Câu 5: Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân

A. đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.                      

B. đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.                       

D. đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.

Câu 6: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt

A. giới tính, dân tộc, tôn giáo.                             B. tình trạng pháp lý.

C. trình độ văn hoá, nghề nghiệp.                        D. thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 7: Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C.  Người đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.

Câu 8: Nhận định nào sai: Người không được thực hiện quyền bầu cử là người?

A. Người đang chấp hành hình phạt tù.                                      B. Người đang bị tạm giam.

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án.             D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 9: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử

A. Phổ thông.            B. Bình đẳng.          C. Công khai.           D. Trực tiếp.

Câu 10: Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng

A. 1 con đường duy nhất.                         B. 2 con đường.

C. 3 con đường.                                        D. 4 con đường.

Câu 11: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là

A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 12: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư... là

A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 13: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 14: Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước... là.

A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 15: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là

A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.

D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

{--Xem đầy đủ tại Xem online hoặc Tải về --}

Ngoài việc xem và tham khảo những tài liệu trên các em còn có thể thử sức mình với đề thi trực tuyến THPT QG môn GDCD bằng việc truy cập vào những đề dưới đây

1. Đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD - Đề 1

2. Đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD - Đề 2

3. Đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD - Đề 3

4. Đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD - Đề 4

5. Đề thi thử THPT QG 2018 môn GDCD - Đề 5

 

Trên đây là trích dẫn nội dung của một số đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD do HỌC247 tổng hợp và biên soạn. Để xem đầy đủ đề thi và đáp án các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt, thực hành hiệu quả và đạt kết quả tốt nhất trong kì thi tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF