HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Tuyển tập các đề thi Hoc kì 1 môn Vật Lý lớp 9 năm 2017 có lời giải và đáp án chi tiết được sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS , với lời giải và đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận. Hi vọng Bộ đề sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Vật lý lớp 9, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ 1
Môn: Vật lý lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1. Căn cứ vào đại lượng nào để biết được chất này dẫn điện tốt hơn chất khác ?
A. Điện trở suất B. Biến trở C. Điện trở D. Công suất
Câu 2. Cho điện trở R = 30\(\Omega \) , hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. 30 =\(\frac{U}{I}\) B. U =\(\frac{I}{{30}}\) C. I = 30.U D. U = I + 30
Câu 3. Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là :
A.U = I2.R B.\({\rm{R}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{I}}}\)
C. \({\rm{U}} = \frac{{\rm{I}}}{{\rm{R}}}\) D. \({\rm{I}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{R}}}\)
Câu 4. Công suất điện của một đoạn mạch bất kì cho biết:
A. năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch
B. mức độ mạnh, yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
C. điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
D. các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.
Câu 5. Xét đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp. Hệ thức đúng là:
A. U = U1 = U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2
B. U = U1 + U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
C. U = U1 + U2; I = I1 + I2; RTĐ = R1 + R2.
D. U = U1 = U2; I = I1 = I2; RTĐ = R1 + R2.
Câu 6. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ 200mA. Công suất tiêu thụ của đèn này là:
A. 12W. B. 24W. C. 1,2W. D. 2,4W.
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7.(1 điểm)Phát biểu và viết công thức của định luật ôm, giải thích rõ từng đại lượng trong công thức .
Câu 8.(3 điểm) Một bóng đèn có ghi: 9V-3W
a) Cho biết ý nghĩa của con số ghi trên đèn .(1 điểm)
b) Tìm cường độ định mức chạy qua đèn và điện trở của đèn.(1 điểm)
c) Nếu mắc đèn này vào hai điểm có hiệu điện thế 12Vthì công suất tiêu thụ của đèn khi đó là bao nhiêu ?(1 điểm)
Câu 9.(3 điểm) Cho đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 30\(\Omega \); R2 = 80\(\Omega \) mắc nối tiếp với nhau vào mạng điện có hiệu điện thế U = 110V.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.(1 điểm)
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở .(1 điểm)
c) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.(1 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ 2
Môn: Vật lý lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
I/ Trắc nghiệm (4 điểm): Hãy ghi lại tên chữ cái đầu dòng của đáp án đúng nhất.
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở?
- Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch.
- Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch.
- Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Biến trở dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch.
Câu 2: Hãy chọn biểu thức đúng trong các biểu thức sau đây để có thể dùng để tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua.
A. Q = I2.R.t |
B . Q =\(\frac{{{U^2}}}{R}\) .t |
C. Q = U.I.t |
D. Cả ba công thức đều đúng |
Câu 3: Trong đoạn mạch nối tiếp, công thức nào sau đây là sai?
A. U = U1 + U2 + … + Un |
B. I= I1 = I2 =… = In |
C. R = R1 = R2 = … =Rn |
D. R = R1 + R2 + … + Rn |
Câu 4: Điều nào sau dây là đúng khi nói về công suất của dòng điện?
A.Công suất của dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện.
B. Công suất của dòng điện được đo bằng công của dòng điện thực hiện trong một giây.
C.Công suất của dòng điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy trong đoạn mạch đó.
D.Cả ba phát biểu đều đúng.
Câu 5: Tình huống nào sau đây không làm người bị điện giật?
A.Tiếp xúc với dây điện bị bong vỏ cách điện.
B. Đi chân đất khi sửa chữa điện.
C.Tiếp xúc với cực của đèn pin đang sáng.
D.Thay thiết bị điện bị hỏng mà không ngắt điện.
Câu 6: Một dây đồng chất, chiều dài l, tiết diện S, có điện trở 10\(\Omega \) được gập đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này có trị số :
A. 10\(\Omega \) B. 2,5\(\Omega \) C. 5\(\Omega \) D. 4\(\Omega \)
Câu 7: Cho hai điện trở, R1=20W chịu dòng điện cò cường độ tối đa 2A và R2=40W chịu được dòng điện tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm R1 nối tiếp R2 là:
A. 210V B. 120V C. 90V D. 100V
Câu 8: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. Nếu điện trở giảm 1,5 lần thì:
A. Cường độ dòng điện giảm đi 1,5 lần B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần.
- Cường độ dòng điện tăng lên 1,5 lần. D. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho 3 điện trở R1 = R2 = R3 = 4\(\Omega \). Hãy tính điện trở của mạch điện trong các trường hợp sau:
a. R1nt R2 nt R3
b. (R1nt R2) // R3
Câu 2 (4 điểm): Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 3lít nước từ nhiệt độ 20 C. Hiệu suất của ấm là 80%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích.
a/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
b/ Tính nhiệt lượng mà ấm điện toả ra khi đó.
c/ ấm điện trên trung bình mỗi ngày sử dụng 4h. Hãy tính tiền điện phải trả trong 30 ngày, biết 1kwh giá 800 đồng.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ 3
Môn: Vật lý lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Một bóng đèn điện có ghi 220V-100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn sử dụng 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 30 ngày là:
A. 12 kW.h B. 43200 kW.h C. 4320000 J D. 1440 kW.h
Câu 2: Công thức nào sau đây không phải công thức tính công của dòng điện?
A. A= UIt B. A= I2Rt C. A= IRt D. A=\(\frac{{{U^2}}}{R}t\)
Câu 3: Công thức tính điện trở của dây dẫn
A. R = pl/S B. S = pR/l C. p = SR/l D. l = SR/p
Câu 4: Cách sử dụng điện nào sau đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết
B. Cho quạt quay khi mọi người đi khỏi nhà D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm
Câu 5: Cách làm nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.
C. Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 6: Hệ thức nào dưới đây biểu thị đúng mối quan hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, với tiết diện S và với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn?
A. . B. . C. . D. .
Câu 7: Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:
A. Đẩy nhau B. Hút nhau
C. Không hút nhau cũng không đẩy nhau D. Lúc hút, lúc đẩy
Câu 8: Dụng cụ biến đổi hoàn toàn điện năng thành nhiệt năng là:
A. Bếp điện. B. Máy bơm nước. C.Quạt máy. D.Máy sấy tóc.
Câu 9: Theo quy tắc bàn tay trái ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều :
A. Dòng điện B. Đường sức từ C. Lực điện từ D. Cực từ
Câu 10. : Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A . Nếu hiệu điện thế tăng lên đến 18V thì cường độ dòng điện là bao nhiêu?
A. 0,6A B. 1,2A C. 0,3A D. 0,1A
II/PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM)
Câu 11:(1 điểm) Xác định các yếu tố còn lại trong hình vẽ.
Câu 12:( 2 điểm) Cho đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ trong đó R1=9W, R2=15W, R3=10W. Dòng điện đi qua R3 có điện trở I3=0,3A
a) Tính cường độ dòng điện I1, I2 đi qua các điện trở R1, R2.
b) Tính hiệu điện thế hai đàu đoạn mạch AB.
Câu 13: (2 điểm) Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80W và cường độ dòng điện qua bếp khi đó I=2,5A.
a) Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây.
b) Dùng bếp để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu là 250C thì thời gian đun sôi nước là 20 phút. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước c= 4200J/kg.K
c) Mỗi ngày sử dụng bếp trong 3 giờ. Tính tiền điện phải trả trong 30 ngày, nếu giá 1kW.h là 900 đồng.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ 4
Môn: Vật lý lớp 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I:Trắc nghiệm: (6 đ):
Khoanh tròn phương án trả lời đúng:
Câu 1. Hệ thức nào sau đây biểu thị định luật Ôm?
A. \(I = \frac{U}{R}\) B. U = I.R C. \(R = \frac{U}{I}\) D. \(I = \frac{R}{U}\)
Câu 2: Mắc nối tiếp hai điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 12 , R2 = 6 vào hai đầu đoạn mạch AB . Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,5A.Hiệu điện thế giữa hai đầu AB là:
A.UAB =6V B. UAB =7,5V C. UAB =9V D. Một giá trị khác.
Câu 3: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở là 12 được gập đôi thành một dây dẫn có chiều dài . Điện trở của dây dẫn mới là bao nhiêu?
A. 2 \(\Omega \) B. 3 \(\Omega \) C. 6 \(\Omega \) D.12 \(\Omega \)
Câu 4: Biểu thức nào sai trong các biểu thức sau?
A. P = I²R B. P = UI C. P =\(\frac{{U{\rm{}}}}{R}\) D. P = IR
Câu 5: Việc làm nào dưới đây là không an toàn khi sử dụng điện?
A. Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện .
B. Phơi quần áo lên dây dẫn của gia đình.
C. Sử dụng hiệu điện thế 12V để làm thí nghiệm điện.
D. Mắc cầu chì thích hợp cho mỗi thiết bị điện.
Câu 6: Dây tóc của một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 484 . Hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn là 220V. Công của dòng điện sản ra trong 10 phút là bao nhiêu?
A. A=60kJ B. A= 1000kJ C. A= 1064,8kJ D. A = 63888kJ
Câu 7: Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220V thì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 1 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?
A.Q = 880J B. Q =52800 J C.Q = 264000 J D. Q =54450 J
Câu 8: Treo một kim nam châm gần ống dây ( hình bên ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khoá K?
A. Kim nam châm bị ống dây hút.
B. Kim nam châm bị ống dây đẩy.
C. Kim nam châm vẫn đứng yên.
D Kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra,sau đó quay 180o , cuối cùng bị ống dây hút.
Câu 9: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A.Khi hai cực Bắc để gần nhau. C.Khi để hai cực khác tên gần nhau.
B.Khi hai cực Nam để gần nhau. D.Khi để hai cực cùng tên gần nhau
Câu 10: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc- Nam.
C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc- Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc- Nam.
Câu 11: Lõi trong nam châm điện thường làm bằng chất :
A. Nhôm. B. Thép. C. Sắt non. D. Đồng.
Câu 12: Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình dưới) có chiều:
A. Từ phải sang trái. C. Từ trên xuống dưới.
B. Từ trái sang phải. D. Từ dưới lên trên.
Phần II:Tự luận: (4 đ):
Bài 1( 2 đ): Có hai điện trở R1=5 , R2= 10 được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi U=12V.
1)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch.
2) Để cường độ dòng điện trong mạch giảm đi chỉ còn một nửa, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R3. Tính giá trị R3
Bài 2 (2 đ): Xác định chiều của lực điện từ tác dụng vào dây dẫn có dòng điện cường độ I chạy qua hình a,b và xác định các cực của nam châm ở hình c,d:
a. b. c. d.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là phần trích một phần câu hỏi trong đề thi Học kì 1 của một số đề thi Hoc kì 1 môn Vật Lý lớp 9 chọn lọc có lời giải và đáp án chi tiết .
Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng bộ đề này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi học kì sắp tới.
Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:
-
4 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 6 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017
-
3 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 7 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017.
-
3 đề thi Hoc kì 2 môn Vật Lý lớp 8 có lời giải và đáp án chi tiết năm 2017
Chúc các em học tốt!