YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Tường có kèm đáp án giải chi tiết. Với đề thi này, các em sẽ có thêm tư liệu làm bài thi thử trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

                                                                                         ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018

TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG                                              Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7

 

A. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 2. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất về nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?

A. Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, toàn diện

B. Giọng văn giàu cảm xúc

C. Văn bản nghị luận mẫu mực

D. Bố cục chặt chẽ, rành mạch

Câu 4. Câu văn “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh nói về điều gì?

A. Ý nghĩa của văn chương

B. Công dụng của văn chương

C. Nguồn gốc của văn chương

D. Nhiệm vụ của văn chương

Câu 5. Câu nào không phải là câu bị động?

A. Giáp được thầy giáo khen

B. Nó được mẹ dắt đi chơi

C. Nó bị phê bình

D. Thằng bé bị ngã rất đau

Câu 6. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng  cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 7. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng thao tác nghị luận nào là chính?

A. Phân tích và giải thích

B. Chứng minh

C. Phân tích

D. Giải thích

Câu 8. Câu văn sau dùng phép liệt kê gì?

“Thể điệu ca Huế có sôi nổi tươi vui, có buồn cảm bâng khuâng, có tiếc thương ai oán.”

A. Liệt kê không tăng tiến

B. Liệt kê tăng tiến

C. Liệt kê theo cặp

D. Liệt kê không theo từng cặp

B. Tự luận (8 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Cho đoạn văn:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.

Câu 10 (6 điểm):

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy ?

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

A. Trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C B D B B A

B. Tự luận

Câu 9: (2.0 điểm)

a. (1,5 điểm)

  • Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
  • Tác giả Hồ Chí Minh. (0,25 điểm)
  • Ý nghĩa “Tinh thần yêu nước của nhân ta”: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. (1 điểm)

b. (0,5 điểm)

  • Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm)
  • Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)

Câu 10: (6.0 điểm)

  • Yêu cầu thể loại: nghị luận chứng minh
    • Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài. Làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt…
  • Nội dung cụ thể:
  • Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
    • Mở bài (0,5 điểm)
      • Giới thiệu về truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta.
      • Dẫn câu tục ngữ.
      • Khẳng định: là nét đẹp truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
    • Thân bài: (5.0 điểm)
      • Giải thích: (1.0 điểm):
        • Nhiễu điều: Tấm khăn dùng để che gương, làm cho gương không bị bụi  bẩn.
        • Giá gương: gương soi hàng ngày
        • Người trong một nước: là đông bào của nhau, cùng chung dân tộc, ngôn ngữ…
        • Thương nhau cùng: cùng yêu thương, đùm bọc và gắn bó với nhau.
      • Giải thích vì sao “nhiễu điều” phải “phủ lấy giá gương”, “người trong một nước phải thương nhau cùng”. (2.0 điểm):
      • Những biểu hiện của sự “thương nhau cùng”: (1,0 điểm):
        • Khi đất nước bị xâm lược: …
        • Trong sản xuất nông nghiệp: …
        • Trong cuộc sống hàng ngày: …
      • Tác dụng, ý nghĩa của câu ca dao (0,5 điểm):
    • Kết bài (0,5 điểm)
      • Khẳng định lại đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
      • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
      • Liên hệ bản thân.
  • Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc kiến thức, kĩ năng đã học, không suy diễn tuỳ tiện. Khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF