YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Trương Định

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học trong suốt một học kì vừa qua, Học 247 xin giới thiệu đến các em Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2018-2019, Trường THCS Trương Định. Không chỉ được tham khảo đề thi, các em còn có thể đối chiếu bài thi thử của mình với đáp án chi tiết bên dưới. Chúc các em ôn thi thật tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

                                                                                    ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THCS TRƯƠNG ĐỊNH                                    Bài kiểm tra: NGỮ VĂN LỚP 7           

 

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mẹ là biển rộng mênh mông

Dạt dào che chở… con rông con chờ

Đi xa con nhớ từng giờ

Mẹ là tất cả bến bờ bình yên

 

Không gì sánh nổi mẹ hiền

Với con mẹ quý hơn tiên trên trời

Mẹ cho con cả cuộc đời

Mẹ là tất cả đầy vơi trong lòng!”

(Trích “Mẹ là tất cả” - Phạm Thái - Nguồn https://www.thaidui.com)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ trong đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ rõ biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. 

Câu 4 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 dòng) bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em.

------------------------HẾT-----------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Phần I. (3 điểm)

Câu 1: Thể thơ: Lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính:  Biểu cảm

Câu 3.

  • Biện pháp tu từ điệp ngữ: mẹ là, mẹ,  con.
  • Tác dụng: Làm nổi bật tình cảm của con dành cho mẹ, tạo tính nhạc cho đoạn thơ.

Câu 4:

  • Ca ngợi, nhấn mạnh tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con.
  • Thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương cùng lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của người con đối với mẹ.

Phần II. (7,0 điểm)

Câu 1.

  • Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
  • Xác định đúng đối tượng biểu cảm: bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ
  • Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo 1 trong 2 hướng sau:
    • Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp về tình cảm của mình đối với người mẹ.
    • Bộc lộ tình cảm gián tiếp đối với mẹ thông qua các hình ảnh, chi tiết gắn với người mẹ.
  • Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, cảm xúc chân thật, sâu sắc.
  • Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2.

  • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm: Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
  • Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: ngày Tết cổ truyền ở quê hương
  • Nội dung biểu cảm:
    • Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Dưới đây là một một số định hướng cho việc chấm bài:
      • Giới thiệu khái quát về tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với ngày Tết cổ truyền ở quê hương.
      • Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản thân về ngày Tết cổ truyền ở quê hương.
        • Cảm nghĩ về không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền.
          • Tiết trời sang xuân: thời tiết, cảnh sắc đất trời.
          • Không khí chuẩn bị rộn ràng, hối hả của mọi người.
        • Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền của quê hương.
          • Tết đoàn viên là dịp để sum họp gia đình, để mỗi người con trở về quê hương sau những ngày tháng xa quê, được sum vầy đông đủ quanh mâm cơm gia đình, ấm ấp nghĩa tình.
          • Tết trở thành lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tết mang những nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam: Tục thờ mâm ngũ quả, gói bánh chưng xanh; Nghi lễ cúng giao thừa; Phong tục mừng tuổi, xông nhà, hái lộc, mua muối, khai bút, xin chữ...; Tết cũng là dịp diễn ra nhiều trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống…
          • Tết là biểu trưng cho sự khởi đầu mới với niềm vui và những điều may mắn.
          • Tết mang đến niềm vui, sự háo hức, phấn khởi cho bản thân em: khi được bố mẹ mua quần áo mới, được người lớn mừng tuổi, được đi thăm người thân...
      • Bày tỏ cảm xúc, tình cảm với ngày Tết cổ truyền…; Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
  • Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có tình cảm sâu sắc, chân thành.
  • Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
  • Lưu ý khi chấm bài:
    • Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
    • Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
    • Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
    • Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF