YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Địa lý lớp 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Minh Tân có đáp án

Tải về
 
NONE

Đề thi HK1 môn Địa lý 9 năm 2018 với những câu hỏi kiểm tra kiến thức Địa lý trong chương trình Địa lý 9 được Hoc247 tổng hợp và biên tập nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

Trường THCS Minh Tân

KIỂM TRA HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2018-2019

Môn Địa lý - Khối lớp 9

Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)

 

Đề 1

Câu 1: (3,0 điểm).

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm những tỉnh, thành phố nào? Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Câu 2: (3.0 điểm)

Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh năm 2002

Các tỉnh,TP

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hoà

Ninh  Thuận

Bình Thuận

Diện tích (nghìn ha)

0.8

5.6

1.3

4.1

2.7

6.0

1.5

1.9

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002. (2 điểm)

b) Nhận xét. (1 điểm)

Câu 3: (3,0 điểm).

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, cho biết tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 4: ( 1.0 điểm)

Dựa vào kiến thức đã học và thực tiễn, hãy kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của các dân tộc ít  người ở Việt Nam?

Đáp án Đề thi HK1 môn Địa lý lớp 9 năm 2018 - Đề 1

Câu

Đáp án

Điểm

1

(3,0 điểm)

* Các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên – Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

* Vai trò:

- Tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Là trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Góp phần giải quyết việc làm cho vùng và các vùng lân cận.

1,0đ

 

 

1,0đ

0,5đ

0,5đ

2

(3,0

điểm)

 a, 

 Description: Description: Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

b, Nhận xét

- Dựa vào biểu đồ ta thấy, các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn so với cả nước.

- Giữa các tỉnh có sự chênh lệch về diện tích nuôi trồng thủy sản:

  • Các tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn: Khánh Hòa (6.0 nghìn ha), Quảng Nam (5.6 nghìn ha), Bình Định ( 4.1 nghìn ha)
  • Các tỉnh, thành phố còn lại diện tích nuôi trồng thủy sản ít hơn, dao động từ 0,8 – 2,7 nghìn ha

 

 

 

 

 

 

2.0đ

 

 

 

 

1.0đ

 

 

 

 

 

 

3

(3,0 điểm)

 

- Các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Na Dương.

- Các nhà máy thủy điện: Thác Bà, Hòa Bình, Tuyên Quang, Nậm Mu, Sơn La.

-Trung tâm công nghiệp luyện kim: Thái Nguyên

-Trung tâm công cơ khí: Thái Nguyên, Hạ Long

-Trung tâm công nghiệp hóa chất: Bắc Giang, Việt Trì.

- Chế biến thực phẩm: Việt trì, Hạ Long...

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0.5d

 

 

 

4

(1,0 điểm)

 

 

Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).

+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).

+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).

+ Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).

(Lưu ý:  nếu có đáp án khác nhưng đúng thì vẫn được tính điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề 2

Câu 1: (3,0 điểm).

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Câu 2: (3,0 điểm).Dựa vào bảng số liệu thống kê sau:

   Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ ( người/ km2 )

Các vùng

2003

2011

Cả nước

246

265

Trung du và miền núi Bắc Bộ

 + Tây Bắc

 + Đông Bắc

115

 

67

141

119

 

69

150

Đồng Bằng sông Hồng

1192

1949

Bắc Trung Bộ

202

299

Duyên hải Nam Trung Bộ

194

197

Tây Nguyên

84

97

Đông Nam Bộ

476

631

Đồng bằng sông Cửu Long

425

427

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a, Nhận xét sự gia tăng mật độ dân số giữa các vùng lãnh thổ nước ta từ 2003-2011?

b, Giải thích vì sao mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ tăng cao hơn so với Trung du  và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên

Câu 3: ( 1.0 điểm)

Dựa vào kiến thức đã học và thực tiễn, hãy kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của các dân tộc ít  người ở Việt Nam?

Câu 4: (3,0 điểm).

Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta.

Đáp án Đề thi HK1 môn Địa lý lớp 9 năm 2018 - Đề 2

Câu

Đáp án

Điểm

1

(3,0 điểm)

 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở ba mặt:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.         

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.                           

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.  

- Hình thành 7 vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.         

 

1,0đ

 

 

1,0đ

 

 

0,5đ

 

 

0,5đ

2

(3,0

điểm)

 a. Nhận xét: (1,5 điểm)

- Mật độ dân số nước ta năm 2011 tăng cao hơn năm 2003 ở tất cả các vùng.  

- Những vùng có mật độ dân số tăng cao là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ   

- Những vùng có mật độ dân số tăng thấp là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ   

b. Giải thích:  (1,5 điểm)

- Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mật độ dân số tăng cao so với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên   

+ Quy mô dân số lớn    

+ Sự gia tăng dân số của vùng cao.

+ Đây là vùng nhập cư.

 

0,5đ

0,5đ

 

 

0,5đ

 

0,75đ

 

0,25đ

0,25đ

0,25đ

3

(1,0 điểm)

 

 Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).

+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).

+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).

+ Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).

(Lưu ý:  nếu có đáp án khác nhưng đúng thì vẫn được tính điểm)

 

4

(3,0 điểm)

* Nhận xét: Các vùng trồng lúa ở nước ta chủ yếu phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung; ngoài ra lúa còn trồng ở các cánh đồng thuộc trung du và miền núi Bắc bộ, Tây Nguyên. 

*Giải thích: Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng lúa: đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; nguồn nước dồi dào; cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi; đông dân cư, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước...

1,5đ

 

 

 

1,5đ

 

 
Trên đây là toàn nội dung Đề thi HK1 môn Địa lý lớp 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Minh Tân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON