Đề thi HK1 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
3 ĐỀ THI HK1 MÔN ĐỊA LỚP 10 NĂM 2018-2019 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT
Câu 1: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định:
A. Sinh đẻ và di cư. B. Sinh đẻ và tử vong.
C. Xuất cư và nhập cư. D. Xuất cư và dịch bệnh.
Câu 2: Công thức nào sau đây để tính tỉ suất sinh thô của dân số?
\(\begin{array}{l} A.S\% = \frac{s}{{Dtb}}X100\\ B.S\% = \frac{s}{{DS}}X100\\ C.S = \frac{s}{{Dtb}}X1000\\ D.S = \frac{s}{{DS}}X1000 \end{array}\)
Đáp án: C
Câu 3: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh thô?
A. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt...). D. Chính sách phát triển dân số.
Câu 4: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là:
A. Tỉ suất sinh. B. Tỉ suất sinh chung. C. Tỉ suất sinh đặc trưng. D. Tổng tỉ suất sinh.
Câu 5: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với:
A. Dân số trung bình ở cùng thời điểm.
B. Số người thuộc nhóm dân số già ở cùng thời điểm.
C. Số trẻ em và người già trong xã hội ở cùng thời điểm.
D. Những người có nguy cơ tử vong cao trong xã hội ở cùng thời điểm.
Câu 6: Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là:
A. Tỉ suất sinh thô. B. tỉ suất tử thô.
C. Tỉ suất tử vong trẻ em. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 7: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa:
A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em. B. tỉ suất sinh thô và gia tăng cơ học.
C. tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học. D. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
Câu 8: Động lực phát triển dân số thế giới là:
A. Sự gia tăng tự nhiên. B. Sự sinh đẻ và di cư.
C. Sự gia tăng cơ học. D. Gia tăng tự nhiên và cả gia tăng cơ học.
Câu 9: Nguồn lao động là thuật ngữ dùng để chỉ:
A. Dân số hoạt động kinh tế.
B. Những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi.
C. Những người đang tham gia lao động được pháp luật thừa nhận.
D. Bộ phận dân cư có khả năng để tham gia lao động đạt tiêu chuẩn về độ tuổi và sức khỏe.
Câu 10: Công thức nào sau đây dùng để tính tỉ số giới tính?
\(\begin{array}{l} A.Tg(\% ) = \frac{{S - T}}{{10}}\\ B.M = \frac{S}{D}\\ C.TNN = \frac{{Dnam}}{{Dnu}} \times 100\\ D.TNN = \frac{{Dnam}}{{Dtb}} \times 100 \end{array}\)
Đáp án: C
Câu 11: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho đúng
1. Kiểu tháp tuổi mở rộng 2. Kiểu tháp tuổi ổn định 3. Kiểu tháp tuổi thu hẹp 4. Gia tăng dân số |
a. thể hiện tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao… b. thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. c. biểu hiện tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh… d. thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già... |
A. 1a; 2c; 3d; 4b. B. 1a; 2d; 3c; 4b.
C. 1c; 2a; 3d; 4b. D. 1c; 2d; 3b; 4a.
Câu 12: Kết cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế thường phản ánh:
A. Đặc điểm sinh - tử của một nước.
B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một nước.
Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 13 đến câu 15
Cho các số liệu của dân số Việt Nam năm 2017
- Tổng số dân: 96.019.879 (người)
- Diện tích 310.060 (km2‑)
- Số Nam 47.500.486 (người)
- Số Nữ 48.519.393 (người)
Từ các số liệu trên trả lời các câu hỏi từ câu 13 đến câu 15
Câu 13: Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ số giới tính của nước ta năm 2017 là:
A. 97 nam / 100 nữ. B. 0,97 nam / 100 nữ.
C. 9,79 nam / 100 nữ. D. 98 nam /100 nữ.
Câu 14: Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ lệ giới tính ở nước ta năm 2017 là:
A. Trong tổng số dân năm 2017 thì Nữ chiếm tỉ lệ ít hơn Nam.
B. Nữ chiếm 51%; Nam chiếm 49% trong tổng số dân.
C. Nam chiếm 40%; Nữ chiếm 60% trong tổng số dân.
D. Nam chiếm 49,5%; Nữ chiếm 50,5% trong tổng số dân.
Câu 15: Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết Mật độ dân số (người/km2)của nước ta năm 2017 là bao nhiêu?
A. 308 người/km2
B. 310 người/km2
C. 30,9 người/km2
D. 39 người/km 2
Câu 16: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi như sau (số liệu năm 2017)
- Nhóm 0 - 14 tuổi: 33,6%
- Nhóm 15 - 59 tuổi: 58,3%
- Nhóm 60 tuổi trở lên: 8,1%
Như vậy nước ta có:
A. Dân số trẻ. B. Dân số già.
C. Dân số trung gian giữa trẻ và già. D. Không xác định được cơ cấu dân số.
Câu 17: Chỉ tiêu số năm đến trường của một dân số là:
A. số năm bình quân đến trường của những người từ 10 tuổi trở lên ở một nước.
B. số năm bình quân đến trường của những người từ 6 tuổi trở lên.
C. số năm bình quân đến trường của những người có trình độ biết đọc biết viết ở một nước.
D. số năm bình quân đến trường của những người từ 25 tuổi trở lên.
Câu 18: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phân bố dân cư?
A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ
C. Phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. Tình hình chuyển cư.
Câu 19: Ý nào sau đây không là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Tăng tỉ trọng dân thành thị trong tổng số dân. B. Tăng số lượng và qui mô các thành phố.
C. Tăng số lượng và qui mô các loại hình quần cư. D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 20: Đô thị hóa là một quá trình:
A. Tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa. B. Tiêu cực nếu qui mô các thành phố quá lớn.
C. Tích cực. D. Tiêu cực.
Câu 21: Khu vực nào sau đây có trình độ đô thị hóa cao nhất thế giới?
A. Bắc Mỹ. B. Đông Nam Á. C. Tây Âu. D. Đông Bắc Á.
Câu 22: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của các nước Anh, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2008 (đơn vị:%)
|
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
Anh |
2,2 |
26,2 |
71,6 |
Mê-hi-cô |
28 |
24,0 |
48 |
Việt Nam |
68 |
12 |
20 |
Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước là:
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.
Câu 23: Cho bảng số liệu sau:
Dân số các nước phát triển và đang phát triển (Đơn vị: tỉ người)
|
Dân số các nước đang phát triển |
Dân số các nước phát triển |
1980 |
3,36 |
1,14 |
1990 |
4,09 |
1,21 |
2005 |
4,98 |
1,26 |
2010 |
5,98 |
1,31 |
Từ bảng số liệu trên, để thể hiện dân số hai nhóm nước thì biểu đồ nào là thích họp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ cột đôi (2 cột). D. Biểu đồ đường.
Câu 24: Nguồn lực được hiểu là
A. những yếu tố tự nhiên có liên quan, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. những yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có liên quan, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
C. sự kết hợp giữa các điều kiện để tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
D. tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước, có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 25: Khi phân chia nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, người ta thường dựa vào:
A. Vai trò. B. Phạm vi lãnh thổ. C. Đặc điểm. D. Nguồn gốc.
Câu 26: Giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội có điểm khác nhau cơ bản là:
A. Nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng hơn.
B. Nguồn lực kinh tế xã hội có vai trò quan trọng hơn.
C. Hai nguồn lực luôn song hành tồn tại hỗ trợ cho nhau.
D. Nguồn lực tự nhiên bị hao hụt, nguồn lực kinh tế xã hội không bị hao hụt trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.
Câu 27: Cơ cấu nền kinh tế được hiểu là
A. sự kết hợp giữa các ngành kinh tế.
B. sự kết hợp giữa các thành phần kinh tế.
C. tổng thể cơ cấu các ngành, thành phần và lãnh thổ kinh tế.
D. sự kết hợp giữa các lãnh thổ kinh tế.
Câu 28: Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế phát triển là:
A. Giảm dần tỉ lệ lao động và GDP của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
B. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP công nghiệp và xây dựng.
C. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong công nghiệp và dịch vụ.
D. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và dịch vụ ở giai đoạn sau.
Câu 29: Ngành kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên nhất
A. Nông, lâm, ngư nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ.
Câu 30: Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP theo ngành năm 2010:
|
Năm 2010 |
||
|
Nông – lâm – ngư nghiệp |
Công nghiệp – xây dựng |
Dịch vụ |
Các nước phát triển |
2 |
27 |
71 |
Các nước đang phát triển |
25 |
32 |
43 |
Để thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm nước, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột đôi. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.
Câu 31: Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.
B. Phục vụ nhu cầu ăn, mặc cho con người.
C. Khai thác tài nguyên đất đai, khí hậu để sản xuất nhiều sản phẩm cho con người.
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 32: Đối với các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu vì:
A. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ giúp giải quyết nhiều việc làm cho dân số đông.
B. Nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C. Các nước này đông dân, nhu cầu lương thực lớn.
D. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn các ngành khác.
Câu 33: “Đất trồng là tư liệu sản xuẩ chủ yếu, còn cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động”. Đây là:
A. Vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người.
B. Đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
C. Các điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp.
D. Những hình thức cơ bản của tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Câu 34: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là nền nông nghiệp mà:
A. Sản phẩm làm ra trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường, người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận.
B. Sản phẩm làm ra nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của người nông dân.
C. Sản phẩm làm ra được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
D. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Câu 35: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cho nên:
A. Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên cho sản xuất.
B. Phải sử dụng hợp lí, nâng cao độ phì của đất.
C. Phải hình thành các vùng chuyên canh.
D. Phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
Câu 36: Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh, thiếu ổn định là do:
A. yếu tố đất đai. B. nguồn cung cấp nước.
C. các điều kiện về thời tiết. D. sinh vật đặc biệt là thực vật tự nhiên.
Câu 37: Sản xuất nông nghiệp ngày càng xích lại gần công nghiệp vì
A. nông thôn ngày càng được công nghiệp hóa.
B. nông nghiệp đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
C. cảnh quan nông thôn ngày càng giống cảnh quan đô thị.
D. nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều máy móc vật tư, sản phẩm nông nghiệp ngày càng được chế biến nhiều hơn.
Câu 38: Yếu tố nào sau đây thường qyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp?
A. Lực lượng sản xuất. B. Thị trường tiêu thụ.
C. Quan hệ ruộng đất. D. Tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Câu 39: Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là:
A. Khai hoang, mở rộng diện tích. B. Đẩy mạnh thâm canh.
C. Bảo vệ độ phì của đất. D. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Câu 40: Quá trình phát triển của xã hội trong tương lai nông nghiệp sẽ
A. có vài trò ngày càng tăng.
B. luôn giữ vai trò quan trọng, không thể có ngành nào thay thế.
C. có vai trò ngày càng giảm.
D. sẽ được thay thế bởi các ngành khác.
----------------- Hết -----------------
ĐỀ 2:
Câu 1: “Đất trồng là tư liệu sản xuẩ chủ yếu, còn cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động”. Đây là:
A. Những hình thức cơ bản của tổ chức sản xuất nông nghiệp.
B. Các điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp.
C. Đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
D. Vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người.
Câu 2: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là nền nông nghiệp mà:
A. Sản phẩm làm ra được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
B. Sản phẩm làm ra trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường, người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận.
C. Sản phẩm làm ra nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của người nông dân.
D. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Câu 3: Công thức nào sau đây để tính tỉ suất sinh thô của dân số?
\(\begin{array}{l} A.S\% = \frac{s}{{Dtb}}X100\\ B.S\% = \frac{s}{{DS}}X100\\ C.S = \frac{s}{{Dtb}}X1000\\ D.S = \frac{s}{{DS}}X1000 \end{array}\)
Đáp án: A
Câu 4: Khu vực nào sau đây có trình độ đô thị hóa cao nhất thế giới?
A. Bắc Mỹ. B. Tây Âu. C. Đông Nam Á. D. Đông Bắc Á.
Câu 5: Quá trình phát triển của xã hội trong tương lai nông nghiệp sẽ
A. có vài trò ngày càng tăng.
B. luôn giữ vai trò quan trọng, không thể có ngành nào thay thế.
C. có vai trò ngày càng giảm.
D. sẽ được thay thế bởi các ngành khác.
Câu 6: Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với:
A. Số người thuộc nhóm dân số già ở cùng thời điểm.
B. Dân số trung bình ở cùng thời điểm.
C. Những người có nguy cơ tử vong cao trong xã hội ở cùng thời điểm.
D. Số trẻ em và người già trong xã hội ở cùng thời điểm.
Câu 7: Đối với các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu vì:
A. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn các ngành khác.
B. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ giúp giải quyết nhiều việc làm cho dân số đông.
C. Các nước này đông dân, nhu cầu lương thực lớn.
D. Nông nghiệp là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Câu 8: Nhiệm vụ của ngành nông nghiệp là:
A. Phục vụ nhu cầu ăn, mặc cho con người.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp nguồn hàng xuất khẩu.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
D. Khai thác tài nguyên đất đai, khí hậu để sản xuất nhiều sản phẩm cho con người.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:
Dân số các nước phát triển và đang phát triển (Đơn vị: tỉ người)
|
Dân số các nước đang phát triển |
Dân số các nước phát triển |
1980 |
3,36 |
1,14 |
1990 |
4,09 |
1,21 |
2005 |
4,98 |
1,26 |
2010 |
5,98 |
1,31 |
Từ bảng số liệu trên, để thể hiện dân số hai nhóm nước thì biểu đồ nào là thích họp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột đôi (2 cột). D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 10: Động lực phát triển dân số thế giới là:
A. Sự sinh đẻ và di cư. B. Gia tăng tự nhiên và cả gia tăng cơ học.
C. Sự gia tăng cơ học. D. Sự gia tăng tự nhiên.
Câu 11: Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là:
A. Khai hoang, mở rộng diện tích. B. Bảo vệ độ phì của đất.
C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Câu 12: Khi phân chia nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, người ta thường dựa vào:
A. Đặc điểm. B. Phạm vi lãnh thổ. C. Vai trò. D. Nguồn gốc.
Câu 13: Nước ta có cơ cấu dân số theo tuổi như sau (số liệu năm 2017)
- Nhóm 0 - 14 tuổi: 33,6%
- Nhóm 15 - 59 tuổi: 58,3%
- Nhóm 60 tuổi trở lên: 8,1%
Như vậy nước ta có:
A. Dân số trẻ. B. Dân số trung gian giữa trẻ và già.
C. Không xác định được cơ cấu dân số. D. Dân số già.
Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 16
Cho các số liệu của dân số Việt Nam năm 2017
- Tổng số dân: 96.019.879 (người)
- Diện tích 310.060 (km2)
- Số Nam 47.500.486 (người)
- Số Nữ 48.519.393 (người)
Từ các số liệu trên trả lời các câu hỏi từ câu 14 đến câu 16
Câu 14: Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ lệ giới tính ở nước ta năm 2017 là:
A. Nam chiếm 40%; Nữ chiếm 60% trong tổng số dân.
B. Trong tổng số dân năm 2017 thì Nữ chiếm tỉ lệ ít hơn Nam.
C. Nam chiếm 49,5%; Nữ chiếm 50,5% trong tổng số dân.
D. Nữ chiếm 51%; Nam chiếm 49% trong tổng số dân.
Câu 15: Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết Mật độ dân số (người/km2) của nước ta năm 2017 là bao nhiêu?
A. 30,9 người/km2
B. 310 người/km2
C. 39 người/km2
D. 308 người/km2
Câu 16: Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ số giới tính của nước ta năm 2017 là:
A. 0,97 nam / 100 nữ. B. 9,79 nam / 100 nữ. C. 97 nam / 100 nữ. D. 98 nam /100 nữ.
Câu 17: Sản xuất nông nghiệp ngày càng xích lại gần công nghiệp vì
A. nông nghiệp ngày càng sử dụng nhiều máy móc vật tư, sản phẩm nông nghiệp ngày càng được chế biến nhiều hơn.
B. nông nghiệp đang trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
C. nông thôn ngày càng được công nghiệp hóa.
D. cảnh quan nông thôn ngày càng giống cảnh quan đô thị.
Câu 18: Xu thế chung khi chuyển từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế phát triển là:
A. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và dịch vụ ở giai đoạn sau.
B. Giảm dần tỉ lệ lao động và GDP của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
C. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP trong công nghiệp và dịch vụ.
D. Tăng nhanh tỉ trọng lao động và GDP công nghiệp và xây dựng.
Câu 19: Nối các ý ở cột bên trái với các ý ở cột bên phải cho đúng
1. Kiểu tháp tuổi mở rộng 2. Kiểu tháp tuổi ổn định 3. Kiểu tháp tuổi thu hẹp 4. Gia tăng dân số |
a. thể hiện tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao… b. thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. c. biểu hiện tỉ suất sinh cao, dân số tăng nhanh… d. thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già... |
A. 1c; 2a; 3d; 4b. B. 1a; 2c; 3d; 4b. C. 1c; 2d; 3b; 4a. D. 1a; 2d; 3c; 4b.
Câu 20: Ý nào sau đây không là đặc điểm của quá trình đô thị hóa?
A. Tăng số lượng và qui mô các loại hình quần cư. B. Tăng số lượng và qui mô các thành phố.
C. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. D. Tăng tỉ trọng dân thành thị trong tổng số dân.
Câu 21: Cho bảng số liệu về cơ cấu GDP theo ngành năm 2010:
|
Năm 2010 |
||
|
Nông – lâm – ngư nghiệp |
Công nghiệp – xây dựng |
Dịch vụ |
Các nước phát triển |
2 |
27 |
71 |
Các nước đang phát triển |
25 |
32 |
43 |
Để thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm nước, biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột đôi. D. Biểu đồ miền.
Câu 22: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa:
A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
B. tỉ suất sinh thô và gia tăng cơ học.
C. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em.
D. tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học.
Câu 23: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phân bố dân cư?
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ
B. Phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
D. Tình hình chuyển cư.
Câu 24: Nguồn lao động là thuật ngữ dùng để chỉ:
A. Bộ phận dân cư có khả năng để tham gia lao động đạt tiêu chuẩn về độ tuổi và sức khỏe.
B. Những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi.
C. Dân số hoạt động kinh tế.
D. Những người đang tham gia lao động được pháp luật thừa nhận.
Câu 25: Yếu tố nào sau đây thường qyết định việc hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp?
A. Tiến bộ khoa học kỹ thuật. B. Quan hệ ruộng đất.
C. Lực lượng sản xuất. D. Thị trường tiêu thụ.
Câu 26: Chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là:
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. tỉ suất tử thô.
C. Tỉ suất tử vong trẻ em. D. Tỉ suất sinh thô.
Câu 27: Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là:
A. Tổng tỉ suất sinh. B. Tỉ suất sinh đặc trưng.
C. Tỉ suất sinh chung. D. Tỉ suất sinh.
Câu 28: Công thức nào sau đây dùng để tính tỉ số giới tính?
\(\begin{array}{l} A.Tg(\% ) = \frac{{S - T}}{{10}}\\ B.M = \frac{S}{D}\\ C.TNN = \frac{{Dnam}}{{Dnu}} \times 100\\ D.TNN = \frac{{Dnam}}{{Dtb}} \times 100 \end{array}\)
Đáp án: B
Câu 29: Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định:
A. Xuất cư và dịch bệnh. B. Xuất cư và nhập cư.
C. Sinh đẻ và tử vong. D. Sinh đẻ và di cư.
Câu 30: Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh, thiếu ổn định là do:
A. các điều kiện về thời tiết. B. yếu tố đất đai.
C. nguồn cung cấp nước. D. sinh vật đặc biệt là thực vật tự nhiên.
Câu 31: Kết cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế thường phản ánh:
A. Khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một nước.
B. Tổ chức đời sống xã hội.
C. Đặc điểm sinh - tử của một nước.
D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 32: Cơ cấu nền kinh tế được hiểu là
A. tổng thể cơ cấu các ngành, thành phần và lãnh thổ kinh tế.
B. sự kết hợp giữa các lãnh thổ kinh tế.
C. sự kết hợp giữa các thành phần kinh tế.
D. sự kết hợp giữa các ngành kinh tế.
Câu 33: Nhân tố nào sau đây ít tác động đến tỉ suất sinh thô?
A. Thiên tai (động đất, núi lửa, lũ lụt...). B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội. D. Chính sách phát triển dân số.
Câu 34: Nguồn lực được hiểu là
A. những yếu tố tự nhiên có liên quan, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
B. những yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có liên quan, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
C. sự kết hợp giữa các điều kiện để tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ.
D. tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước, có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 35: Ngành kinh tế ít phụ thuộc vào tự nhiên nhất
A. Công nghiệp. B. Nông, lâm, ngư nghiệp. C. Dịch vụ. D. Xây dựng.
Câu 36: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của các nước Anh, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2008 (đơn vị:%)
|
Khu vực I |
Khu vực II |
Khu vực III |
Anh |
2,2 |
26,2 |
71,6 |
Mê-hi-cô |
28 |
24,0 |
48 |
Việt Nam |
68 |
12 |
20 |
Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của ba nước là:
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ tròn.
Câu 37: Chỉ tiêu số năm đến trường của một dân số là:
A. số năm bình quân đến trường của những người có trình độ biết đọc biết viết ở một nước.
B. số năm bình quân đến trường của những người từ 25 tuổi trở lên.
C. số năm bình quân đến trường của những người từ 6 tuổi trở lên.
D. số năm bình quân đến trường của những người từ 10 tuổi trở lên ở một nước.
Câu 38: Giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội có điểm khác nhau cơ bản là:
A. Nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng hơn.
B. Hai nguồn lực luôn song hành tồn tại hỗ trợ cho nhau.
C. Nguồn lực kinh tế xã hội có vai trò quan trọng hơn.
D. Nguồn lực tự nhiên bị hao hụt, nguồn lực kinh tế xã hội không bị hao hụt trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.
Câu 39: Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cho nên:
A. Phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
B. Phải hình thành các vùng chuyên canh.
C. Phải sử dụng hợp lí, nâng cao độ phì của đất.
D. Phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố tự nhiên cho sản xuất.
Câu 40: Đô thị hóa là một quá trình:
A. Tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa. B. Tích cực.
C. Tiêu cực nếu qui mô các thành phố quá lớn. D. Tiêu cực.
----------------- Hết -----------------
{-- Xem nội dung đầy đủ và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Địa lớp 10 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!