Với mong muốn giúp các em lớp 11 có thêm nhiều nguồn tài liệu để luyện tập trước các kì thi Hoc247 xin giới thiệu Đề thi HK2 môn Địa lớp 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Quế Võ 1 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ 1 ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2018-2019 |
Câu 1: Ngành công nghiệp đóng tàu được phân bố nhiều ở đảo Hônsu vì đảo Hônsu có
A. nhiều nguyên vật liệu cho ngành đóng tàu.
B. nhiều cảng biển quan trọng.
C. nhiều rừng để cung cấp gỗ cho ngành đóng tàu.
D. ngành giao thông vận tải phát triển.
Câu 2: Ranh giới tương đối kinh tuyến 105°Đ phân lãnh thổ Trung Quốc thành 2 bộ phận được xác định trên cơ sở
A. sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
B. sự khác nhau về tình hình dân cư.
C. sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
D. lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 3: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản là
A. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, dệt.
B. khai thác khoáng sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. công nghiệp luyện kim, công nghiệp hoá chất.
D. công nghiệp đóng tàu thuỷ và công nghiệp hàng không vũ trụ.
Câu 4: Tác động tích cực nhất của chính sách dân số ở Trung Quốc là
A. phát huy thế mạnh về nguồn lao động
B. tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế.
C. giảm đáng kể gánh nặng về dân số.
D. giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
Câu 5: Hãng ô tô nổi tiếng nào sau đây không phải của Nhật Bản?
A. Nissan. B. Toyota. C. Suzuki. D. Huyndai.
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu GDP của Trung Quốc qua một số năm ( đơn vị: %)
Năm |
2004 |
2010 |
2014 |
Nông, lâm, ngư nghiệp |
14,5 |
9,6 |
9,4 |
Công nghiệp, xây dựng |
50,9 |
46,2 |
42,6 |
Dịch vụ |
34,6 |
44,2 |
48,0 |
( Niên giám thống kê 2015)
Nhận xét nào đúng với bảng số liệu
A. Tỉ trọng GDP của nông – lâm –ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đều tăng
B. Tỉ trọng GDP của nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp- xây dựng tăng và dịch vụ giảm
C. Tỉ trọng GDP của nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng
D. Tỉ trọng GDP của nông – lâm – ngư nghiệp giảm mạnh, công nghiệp-xây dựng tăng nhanh và dịch vụ tăng vừa.
Câu 7: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản nước ta năm 2000 và 2010
Lỗi sai của biểu đồ trên nằm ở:
A. Chú giải. B. Tên biểu đồ. C. Trục tung. D. Trục hoành.
Câu 8: Các quốc gia Đông Nam Á lục địa gồm có
A. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.
C. Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây.
D. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Phi-líp-pin.
Câu 9: Đặc điểm sau đây là của miền Đông Trung Quốc ?
A. Khí hậu là ôn đới lục địa.
B. Là vùng có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
C. Là nơi bắt nguồn của nhìêu con sông lớn.
D. Gồm rất nhiều núi cao.
Câu 10: Đặc điểm tự nhiên nào sau đây không phải của Đông Nam Á biển đảo?
A. Nhiều khoáng sản dầu mỏ và khí đốt.
B. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.
C. Các đồng bằng ít màu mỡ do chủ yếu là đất cát pha.
D. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Câu 11: Cho bảng số liệu sau: Dân số và sản lượng lúa của Trung Quốc
Năm |
2010 |
2014 |
Số dân (triệu người) |
1.340,9 |
1.367,8 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) |
195.761 |
206.507 |
Sản lượng lúa bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 2010, 2014 lần lượt là (đơn vị: kg/người)
A. 148, 153. B. 149, 154. C. 147, 152. D. 146, 151.
Câu 12: Chiều dài đường biên giới trên đất liền của Nhật Bản với các nước là
A. 1050km. B. 2100km. C. 3020km. D. 0km.
Câu 13: Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt thuận lợi với
A. trồng cây công nghiệp. B. trồng lúa nước.
C. trồng cây rau, đậu. D. trồng cãy ăn quả.
Câu 14: Đặc điểm xă hội nào sau đây không phải là của Đông Nam Á?
A. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân có nhiều nét tương đồng.
B. Các quốc gia trong khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
C. Tỉ lệ dân số mù chữ cao,
D. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới.
Câu 15: Các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Lào) đều giáp biển, tạo thuận lợi để phát triển
A. giao thông vận tải biển. B. khai thác khoáng sản biển
C. tổng hợp kinh tế biển. D. du lịch biển.
Câu 16: Cho bảng số liệu: GDP của Hoa Kì và một số châu lục trên thế giới năm 2004 ( Đơn vị: tỉ USD)
Toàn Thế giới |
40887,8 |
Hoa Kì |
11667,5 |
Châu Âu |
14146,7 |
Châu Á |
10092,9 |
Châu Phi |
790,3 |
GDP của Châu Phi kém GDP của Hoa Kì là:
A. Khoảng 20 lần. B. Khoảng 5 lần.
C. Khoảng 15 lần. D. Khoảng 10 lần.
Câu 17: Dựa vào bảng Giá trị xuất nhập khẩu qua các năm (đơn vị: tỉ USD):
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2004 |
2010 |
2014 |
Xuất khẩu |
287,6 |
443,1 |
479,2 |
565,7 |
833,7 |
815,5 |
Nhập khẩu |
235,4 |
335,9 |
379,5 |
454,5 |
768,0 |
958,4 |
Nhận định nào dưới đây không chính xác ?
A. Giá trị xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm.
B. Giá trị xuất nhập khẩu cao nhất năm 2014.
C. Giá trị xuất nhập khẩu thấp nhất năm 1990.
D. Nhật Bản luôn xuất siêu qua các năm.
Câu 18: Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới người/km2) nhưng lại có một dải có mật độ đông hơn ( 1 - 5 0 người/km2) là do
A. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
B. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
C. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
D. gắn với tuyến đường sắt Đông - Tây mới xây dựng.
Câu 19: Số quốc gia có chung đường biên giới với Trung Quốc là
A. 13. B. 12. C. 14. D. 15.
Câu 20: Nhật Bản có địa hình chủ yếu là
A. đồng bằng. B. đất thấp trũng. C. cao nguyên. D. đồi núi.
Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm nền công nghiệp của Nhật Bản ?
A. Phụ thuộc nguồn nguyên liệu, năng lượng thế giới nên khó ổn định.
B. Cơ cấu công nghiệp chỉ tập trung phát triển các ngành có ưu thế.
C. Nền công nghiệp hiện đại đủ các ngành kể cả các ngành thiếu điều kiện trong nước.
D. Chú trọng sử dụng các thành tựu khoa học và cải tiến kĩ thuật trong sản xuất.
Câu 22: Lợi ích lớn nhất đối với phát triển kinh tế do sông ngòi Nhật Bản mang lại là
A. có tiềm năng thủy điện lớn.
B. tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.
C. thuận lợi cho giao thông đường sông.
D. thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch.
Câu 23: Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây tuy không thuận lợi nhưng rất cần thiêt để thúc đẩy
A. phát triển kinh tế - xã hội trong một nước và giữa các nước.
B. phát triển du lịch trong vùng.
C. giao lưu văn hoá giữa các nước
D. giao thương kinh tế giữa các nước.
Câu 24: Trung Quốc cũng giống như Nhật Bản đều nằm ờ khu vực
A. Bắc Á. B. Tây Nam Á. C. Đông Á. D. Đông Nam Á.
Câu 25: Đảo nào sau đây nằm ở phía bắc Nhật Bản?
A. Xi-cô-cư. B. Hô-cai-đô. C. Kiu-xiu. D. Hôn-su.
Câu 26: Quần đảo Nhật Bản nằm trên đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương.
C. Bắc Băng Dương D. Ấn Độ Dương.
Câu 27: Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản (đơn vị: %)
Năm |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
2014 |
Dưới 15 tuổi |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
13,2 |
Từ 15-64 tuổi |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
61,0 |
Trên 65 tuổi |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
25,8 |
Dạng biểu đồ nào sau đây thể hiện tốt nhất sự thay đổi về cơ cấu dân số của Nhật Bản từ năm 1950-2014?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột.
Câu 28: Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là
A. Thiên Sơn B. Hoàng Liên Sơn. C. Côn Luân. D. Hy-ma-lay-a.
Câu 29: Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc
A. đứng hàng đầu thế giới. B. đứng hàng thứ hai thế giới.
C. đứng hàng thứ ba thế giới. D. đứng hàng thứ tư thế giới.
Câu 30: Các trung tâm công nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. miền Đông. B. miền Tây. C. miền Bắc. D. miền Nam.
Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?
A. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
B. Là cầu nối giữa các lục địa Á - Âu - Ô-xtrây-li-a.
C. Nằm ở phía đông nam của châu Á.
D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 32: Dựa vào bảng số liệu sau: GDP của Liên Bang Nga giai đoạn 1990 - 2014 ( đơn vị: tỉ USD)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2004 |
2010 |
2014 |
GDP |
967,3 |
363,9 |
259,7 |
582,4 |
1524,9 |
1860,6 |
Dạng biểu đồ nào thể hiện tốc độ tăng GDP của LB Nga giai đoạn 1990- 2014?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ thanh ngang.
C. Biểu đồ cột chồng. D. Biểu đồ tròn.
Câu 33: Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do
A. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng. B. gần biển, khí hậu mát mẻ.
C. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú. D. nền kinh tế phát triển.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
GDP phân theo ngành kinh tế, tính theo giá thực tế (tỉ đồng)
Năm |
Tổng số |
Nông, lâm nghiệp và |
Công nghiệp và xây dựng |
Dịch vụ |
1995 |
41.955 |
16.252 |
9.513 |
16.190 |
2000 |
228.892 |
62.219 |
65.820 |
100.853 |
2005 |
535.762 |
123.383 |
206.197 |
206.182 |
2010 |
839.211 |
175.984 |
344.224 |
319.003 |
2014 |
1.658.389 |
346.786 |
667.323 |
644.281 |
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về GDP phân theo ngành kinh tế nước ta giai đoạn 1995 – 2014?
A. Tổng GDP tăng trên 39 lần.
B. GDP ngành nông, lâm và thuỷ sản tăng trên 21 lần.
C. GDP ngành công nghiệp và xây dựng tăng trên 75 lần.
D. GDP ngành dịch vụ tăng trên 39 lần.
{-- Xem nội dung đầy đủ và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK2 môn Địa lớp 11 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!